Gỗ Dổi và tính ứng dụng của gỗ Dổi trong cuộc sống

5/5 - (145 bình chọn)

Gỗ Dổi là dòng gỗ được yêu thích nhiều nhất hiện nay. Mặc dù không thuộc các loại gỗ quý nhưng những sản phẩm nội thất làm từ dòng gỗ này vẫn được khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao. Bài viết dưới đây, Sàn gỗ Toàn Thắng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại gỗ này và tính ứng dụng của nó trong cuộc sống.

Mặc dù không thuộc dòng gỗ quý hiếm nhưng gỗ Dổi vẫn được nhiều người yêu thích
Mặc dù không thuộc dòng gỗ quý hiếm nhưng gỗ Dổi vẫn được nhiều người yêu thích

Giới thiệu về gỗ Dổi

Trong khoa học, cây Dổi có tên gọi là Ford – Manglietia fordiana . Đây là loại gỗ sinh sống chủ yếu ở khu vực Nam Á. Ở Việt Nam, cây Dổi tập trung ở góc Đông Nam từ Vịnh Bắc Bộ đến các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Cây gỗ Dổi khi còn tươi thường có trọng lượng rất nặng, cần nhiều người hỗ trợ mới ôm xuể cây. Tuy nhiên, khi khô lại, gỗ có trọng lượng khá nhẹ, có đặc tính mềm, dai, bền và có khả năng chống chịu tốt. Vì đặc điểm này nên gỗ Dổi được xếp vào nhóm III trong bảng phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam.

Gỗ Dổi được xếp vào nhóm III trong bảng các loại gỗ ở Việt Nam
Gỗ Dổi được xếp vào nhóm III trong bảng các loại gỗ ở Việt Nam

Đặc điểm của gỗ Dổi

Cây Dổi sở hữu nhiều đặc điểm đáng chú ý.  Về kích thước, thân cây gỗ đạt chiều cao trung bình từ 20 mét trở lên. Có những cây phát triển mạnh có chiều cao lên tới 40 mét. 

Đường kính gốc cây có thể dao động lên đến 1 mét. Cây có thân cao, tròn và thẳng, có nhiều cành. Xét về hình thức bên ngoài, cây có lớp vỏ màu nâu xanh, bề mặt nhẵn nhụi hơn so với nhiều loại gỗ khác.

Lá cây Dổi có phiến xoan ngược hình bầu dục, cuống lá thường dài và dày, đầu tù. Cánh hoa có hình bầu dục, đầu hình chùy, nhị to, lá noãn rộng. Hoa của cây gỗ Dổi rất giống hoa ngọc lan. 

Gỗ Dổi có chiều cao trung bình lên đến 20m
Cây gỗ Dổi có chiều cao trung bình lên đến 20m

Quả của cây ở dạng kép, chiều dài từ 5-8cm, chứa khoảng 1-4 hạt. Khi chín sẽ có màu đỏ bóng, rất đẹp mắt. Quả được thu hái sớm để phơi khô, có giá trị kinh tế cao.

Cây Dổi được xếp vào nhóm cây trung tính thiên dương. Khi còn là cây con thì thích bóng nhẹ. Rễ của cây thường ăn nông, ưa chuộng nơi có đất ấm, ẩm và phì nhiêu, màu mỡ và có thể chịu lạnh nhẹ.

Phân loại gỗ Dổi

Hiện nay, gỗ Dổi được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào màu sắc, gỗ Dổi có thể được phân thành các nhóm: gỗ chun, gỗ xanh, gỗ đá, gỗ mỡ, gỗ vàng, gỗ văn,…

Bên cạnh đó, nếu dựa vào tiêu chí địa lý, gỗ Dổi còn được phân loại thành các loại như gỗ Lào, gỗ Nam Phi, gỗ Gia Lai,…

Mặc dù từng loại gỗ sẽ có sự khác biệt về màu sắc, đường vân, mùi hương của gỗ nhưng tất cả nhóm trên đều có những đặc điểm chung về độ bền và công năng sử dụng.

Mặc dù có sự khác biệt về màu sắc, đường vân gỗ nhưng các loại gỗ Dổi đều có đặc điểm chung về công năng sử dụng và độ bền
Mặc dù có sự khác biệt về màu sắc, đường vân gỗ nhưng các loại gỗ Dổi đều có đặc điểm chung về công năng sử dụng và độ bền

Ứng dụng của gỗ Dổi

Gỗ Dổi có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp và sản xuất, điển hình là trong lĩnh vực nội thất và gia công sản phẩm thờ cúng.

Trong thờ cúng

Có tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt, khả năng chống lại mối mọt gây hại, gỗ Dổi là một trong những loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ thờ cúng.

Trong lĩnh vực này, gỗ cây Dổi thường được sử dụng để chế tác các chi tiết như chân bàn thờ, giá đỡ, tấm đỡ, tay vịn, hoa văn trang trí, và các loại tượng phật.

Sản phẩm làm từ gỗ cây Dổi thường có màu sáng, vân gỗ đẹp, được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ, tạo nên sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Ngoài ra, gỗ Dổi cũng có khả năng thấm hút và giữ hương thơm tốt, khiến cho nơi thờ tự trở nên linh thiêng hơn.

Tuy nhiên, do giá thành của gỗ Dổi khá cao, nên số lượng bàn thờ gỗ làm từ chất liệu này khá ít trên thị trường. Thông thường, gỗ cây Dổi được phối trộn với các loại gỗ khác để tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lý và đáp ứng được yêu cầu về tính thẩm mỹ và độ bền của một sản phẩm thờ cúng.

Trong nội thất

Gỗ Dổi là nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, xây dựng nhà cửa và đồ mỹ nghệ để trang trí gia đình. Nội thất được thiết kế từ gỗ Dổi có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ và độ bền. 

Các sản phẩm nội thất như bàn ghế sofa phòng khách, bàn ăn, tủ bếp, tủ kệ trang trí được làm từ loại gỗ này rất được ưa chuộng. Với màu sắc thay đổi theo thời gian và đường vân sắc nét, gỗ Dổi tạo nên một thiết kế nội thất đẹp mắt, quyến rũ và sang trọng cho không gian sống.

Tủ bếp được làm từ gỗ Dổi
Tủ bếp được làm từ gỗ cây Dổi

Bên cạnh đó, gỗ Dổi còn được thi công, thiết kế thành những mẫu sàn gỗ tự nhiên cao cấp. Với độ bền cao và khả năng chống ẩm tốt , chịu lực tác động mạnh như sàn gỗ gõ đỏ Lào, sàn gỗ làm từ gỗ Dổi thường được sử dụng để lát sàn nhà trong các công trình thi công nhà ở, biệt thự, khách sạn…

Xem thêm: Nên chọn sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp? 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin giá trị gỗ Dổi và tính ứng dụng của nó trong Dổi sống. Liên hệ ngay đến Sàn gỗ Toàn Thắng nếu bạn đang có nhu cầu thi công nội thất cho gia đình.

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGỗ TeakCăm XeGỗ Lim
Gỗ ThôngCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmGỗ Me Tây
Đàn HươngGỗ MDFGỗ Pơ MuGỗ SưaGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFPlywoodGỗ Gõ ĐỏGỗ Cà ChítGỗ Tần Bì
Gỗ CDFHoàng ĐànGỗ Cao suGỗ Cà TeGỗ Hương
Gỗ GụThủy TùngHồng ĐàoGỗ TáuBằng Lăng
Sơn HuyếtGỗ Xá XịKiền KiềnAnh ĐàoBách Xanh
Gỗ MunGỗ TrắcNgọc AmGỗ DổiGỗ Nghiến
Trầm HươngXoan ĐàoGỗ Xà CừGỗ SaoGỗ Đinh

Tác giả Đình Huế

Avatar of Đình Huế"Tôi là CEO (Người điều hành) tại Sàn Gỗ Toàn Thắng. Với sự nỗ lực không ngừng nghĩ suốt 20 năm, hiện nay đã đưa vị trí của Doanh nghiệp lên 1 vị trí cao mới trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Hiện nay, Chúng tôi dần hoàn thiện mình, mang đến cho quý khách hàng những sự tin tưởng vững bền nhất"
Linkedin | Facebook Twitter Gravatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon