Khám phá gỗ Nghiến – một nguồn vật liệu hiếm của rừng tự nhiên

5/5 - (111 bình chọn)

Gỗ nghiến chắc hẳn là loại gỗ đã khá quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Loại gỗ này nhận được nhiều sự ưa thích nhờ những ưu điểm nổi bật và có tính ứng dụng cao trong đời sống. Để hiểu chi tiết, tường tận hơn về loại gỗ này, hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng theo dõi bài viết sau đây. 

Gỗ nghiến - nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống hiện nay
Gỗ nghiến – nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống hiện nay 

Sơ lược về cây gỗ nghiến

Cây gỗ nghiến là một một loại cây thân gỗ thuộc loại thực vật có hoa. Trước đây, loại cây này được phân loại thuộc họ Đoạn. Nhưng hiện nay đã được phân loại vào họ Cẩm Quỳ. Danh pháp khoa học của loại gỗ này gồm 2 phần đó là Burretiodendron Hsienmu. 

Theo nhiều nguồn tài liệu, gỗ nghiến hiện nay phân bố chủ yếu và nhiều nhất ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong đó, ở Việt Nam thì loại gỗ này sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình. 

Trong bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam mà Bộ Lâm Nghiệp đã từng công bố, gỗ nghiến được phân loại vào nhóm IIA. Đây là nhóm gỗ thuộc hàng quý hiếm chỉ sau gỗ IA, có nhiều ưu điểm nổi bật và có giá trị kinh tế cao. 

Gỗ nghiến hiện nay được xếp vào nhóm IIA
Gỗ nghiến hiện nay được xếp vào nhóm IIA 

Một số đặc điểm nổi bật của gỗ nghiến

Gỗ nghiến là một loại cây phát triển mạnh và sinh trưởng nhanh. Đây cũng là dòng cây thân gỗ có kích thước tương đối lớn, với chiều cao của một cây nghiến trưởng thầm đạt khoảng từ 30 – 35m. Một số cây có thể cao đến 40m, đường kính đạt khoảng 90m. 

Cành của cây nghiến thường trơn nhẵn và không có lông. Lá của loại cây này thường có hình quả trứng. Thân cây nghiến thường cao, thẳng và ít phân nhánh, các tán cây không quá to. 

Gỗ nghiến là một loại gỗ có tính cơ học cao, với những đặc tính nổi bật như: rất bền và cứng, có độ dai vừa phải, thân cây không bị mối mọt. Ngoài ra, loại gỗ này còn có một số đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Giác gỗ thường có màu vàng sáng, khá mềm và có trọng lượng tương đối nhẹ. 
  • Lõi gỗ thường là màu nâu sẫm khá đồng đều và đẹp mắt. 
  • Vân gỗ thường rất mờ và khó nhìn thấy. Do đó, người ta hay nhầm tưởng đây là loại gỗ không có vân. 
  • Thân gỗ có cấu tạo lớp khá đặc biệt. 
Lõi gỗ nghiến có màu nâu sẫm khá đồng đều và đẹp mắt
Lõi gỗ nghiến có màu nâu sẫm khá đồng đều và đẹp mắt 

Ưu và nhược điểm của gỗ nghiến

Để hiểu tường tận hơn về gỗ nghiến, hãy cùng theo dõi những ưu và nhược điểm của loại gỗ này trong phần dưới đây.

Ưu điểm

Được xếp vào loại gỗ nhóm IIA cho nên gỗ nghiến có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Đây là một loại gỗ có tỉ trọng cao, vào khoảng  950-1100 kg/1m3. Do đó, khi cầm gỗ nghiến sẽ mang lại cảm giác chắc tay hơn so với các loại gỗ khác. 
  • Thân gỗ có độ bền cơ học cao, cứng và đanh cho nên khả năng chống được mối mọt tốt. 
  • Mặc dù các đường vân gỗ không rõ ràng, tuy nhiên khi mài nhẵn mặt gỗ sẽ hiện ra các đường vân hoa tinh tế hiện lên. Đây là một nét độc đáo mà không phải loại gỗ nào cũng có. 
  • Màu gỗ đẹp mắt và sang trọng. Có thể ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế, từ đơn giản đến cầu kỳ. 

Nhược điểm 

Ngoài những ưu điểm vừa đề cập ở trên, gỗ nghiến cũng có một số nhược điểm như sau: 

  • Khi được sử dụng làm các tấm ván mỏng, loại gỗ này dễ bị cong vênh và nứt vỡ dưới tác động của lực. 
  • Thường chỉ được ứng dụng vào những sản phẩm ít chịu lực như: giá sách, tường ngăn,… 
Nhược điểm lớn nhất của gỗ nghiến là khả năng chịu lực kém
Nhược điểm lớn nhất của gỗ nghiến là khả năng chịu lực kém 

Phân loại gỗ nghiến

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gỗ nghiến. Người ta phân loại thường dựa vào nguồn gốc xuất xứ của loại gỗ này. Ngoài ra, loại gỗ này còn một cách phân loại khác đó là dựa vào đặc điểm của cây. Theo đó, gỗ nghiến sẽ gồm 2 loại:

  • Gỗ nghiến.
  • Gỗ nu nghiến. 

Gỗ nghiến được ứng dụng như thế nào hiện nay? 


Như đã đề cập ở trên, gỗ nghiến là một loại gỗ không chịu được tác động quá lớn của ngoại lực. Do đó, thường chỉ ứng dụng vào các sản phẩm ít chịu lực như: giá đỡ, kệ sách, vách ngăn,…

Ngoài ra, một số dân tộc ở vùng núi cao (như Nùng, Tày) còn thường sử dụng loại gỗ này làm cột nhà hay sàn gỗ. Bởi vì, các sàn gỗ nghiến có đặc tính mềm dẻo nên không bị kêu khi đi lại trên đó.

Gỗ nghiến được ứng dụng làm sập chiếu ngựa
Gỗ nghiến được ứng dụng làm sập chiếu ngựa 

Sàn gỗ Toàn Thắng – Đơn vị cung cấp sàn gỗ chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay

Sàn gỗ Toàn Thắng được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng của các loại sàn gỗ tự nhiên. Trong đó, sản phẩm  sàn gỗ căm xe Lào nhận được nhiều sự ưu ái với những đặc điểm nổi bật như: 

  • Có cấu tạo 4 lớp, được thiết kế và gia công đặc biệt để tăng khả năng chống mối mọt và giá trị thẩm mỹ. 
  • Có độ bền cao và khá mềm dẻo, rất khó bị đứt gãy trong quá trình sử dụng. 
  • Giá thành tương đối ổn, không quá cao so với các phân khúc gỗ nhóm II.

Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm sàn gỗ như trên, hãy liên hệ ngay với Sàn gỗ Toàn Thắng để được tư vấn chi tiết hơn nhé! 

Trên đây là toàn bộ nội dung xoay quanh gỗ nghiến và một số ứng dụng của loại gỗ này mà Sàn gỗ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về loại gỗ quý giá này. 

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGỗ TeakCăm XeGỗ Lim
Gỗ ThôngCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmGỗ Me Tây
Đàn HươngGỗ MDFGỗ Pơ MuGỗ SưaGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFPlywoodGỗ Gõ ĐỏGỗ Cà ChítGỗ Tần Bì
Gỗ CDFHoàng ĐànGỗ Cao suGỗ Cà TeGỗ Hương
Gỗ GụThủy TùngHồng ĐàoGỗ TáuBằng Lăng
Sơn HuyếtGỗ Xá XịKiền KiềnAnh ĐàoBách Xanh
Gỗ MunGỗ TrắcNgọc AmGỗ DổiGỗ Nghiến
Trầm HươngXoan ĐàoGỗ Xà CừGỗ SaoGỗ Đinh

Đình Huế

Avatar of Đình HuếTôi là CEO (Người điều hành) tại Sàn Gỗ Toàn Thắng. Với sự nỗ lực không ngừng nghĩ suốt 20 năm, hiện nay đã đưa vị trí của Doanh nghiệp lên 1 vị trí cao mới trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Hiện nay, Chúng tôi dần hoàn thiện mình, mang đến cho quý khách hàng những sự tin tưởng vững bền nhất.
Linkedin | Facebook | Twitter | Gravatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon