Gỗ MDF được biết đến là ván gỗ công nghiệp phổ thông, trở thành một lựa chọn không thể thiếu trong ngành sản xuất nội thất. Đặc biệt, nó được sử dụng song song bên cạnh các loại khác như MFC hay Plywood. Trong bài viết này của Sàn gỗ Toàn Thắng, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các đặc tính và ứng dụng của loại vật liệu này.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF gọi tắt của cụm từ “Medium density fiberboard“. Gỗ MDF là một loại ván ép được tạo ra từ bột gỗ và keo ép dưới áp suất trung bình. MDF là một sản phẩm thay thế cho gỗ tự nhiên, được ưa chuộng trong ngành nội thất nhờ vào giá thành rẻ và chất lượng ổn định.
Cấu tạo của ván gỗ công nghiệp MDF
Với công nghệ hiện đạim Ván gỗ MDF có cấu tạo từ các hợp chất cơ bản sau:
- Bột gỗ: 75% nguyên liệu là các loại gỗ tạp, gỗ vụn được nghiền thành bột mịn.
- Keo: 10 – 15% các loại keo kết dính, Keo Urea hoặc Phenolic Resin được sử dụng để kết dính các hạt gỗ lại với nhau.
- Phụ gia: Các chất phụ gia như: hóa chất không bị mối mọt, chất làm cứng, tăng độ nén,…
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF
Với sự ra đời để vào thời điểm này nhằm thay thế các loại gỗ truyền thống, thì gỗ MDF có những ưu nhược điểm như sau:
– Ưu điểm của Gỗ MDF:
- Bề mặt phẳng: Gỗ MDF được sản xuất thành dạng tấm, có bề mặt phẳng và nhẵn, tạo thuận lợi cho việc sơn, dán các chất liệu như veneer, laminate, melamin, mang lại nhiều lựa chọn về màu sắc và hoa văn.
- Dễ dàng gia công sản phẩm: Vì gỗ MDF dễ cắt, khoan, và gia công, nó giúp giảm thời gian và công sức trong quá trình sản xuất, làm cho quá trình làm việc trở nên hiệu quả và nhanh hơn.
- Giá thành rẻ: So với gỗ tự nhiên và gỗ HDF thì gỗ MDF có giá thành thấp hơn nhiều, giúp giảm chi phí sản xuất và giá bán cuối cùng của sản phẩm được cạnh tranh hơn.
- Không cong vênh: Gỗ MDF giảm được vấn đề công vênh của gỗ tự nhiên, giúp giảm quá trình bảo trì, bảo hành của xưởng sản xuất.
- Ứng dụng nhiều: Gỗ MDF được sử dụng rất rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất như: đóng bàn, giường ngủ, tủ quần áo đến các vật dụng gia đình khác. Sự đa dạng trong sản xuất và thiết kế làm cho nó trở thành lựa chọn không thể thiếu ở thời điểm hiện nay.
– Nhược điểm của Gỗ MDF:
Bên cạnh những điểm cộng trên, thì gỗ MDF vẫn còn tồn tại 1 số vấn đề như sau:
- Chịu nước kém: Một trong những nhược điểm lớn của gỗ MDF là khả năng chịu nước kém, đặc biệt là loại MDF thông thường. Trong môi trường ẩm ướt, nó có thể hấp thụ nước và bị biến dạng.
- Không có độ dẻo: Gỗ MDF chỉ có độ cứng tương đối, không có độ dẻo dai, điều này hạn chế việc gia công các loại hình uốn cong trên các đồ nội thất cần cạnh tròn.
- Không thích hợp với nội thất cổ điển: So với gỗ tự nhiên, gỗ MDF không phù hợp cho việc trạm trổ hoặc làm các sản phẩm có độ phức tạp cao, vì vấn đề xử lý nguội khá khó khăn.
- Mặt gỗ phun sơn dễ bị nứt: Trong trường hợp sử dụng MDF cho các khu vực có độ ẩm cao như bếp, bề mặt gỗ sơn có thể bị nứt và gây mất thẩm mỹ.
Phân loại Gỗ MDF có trên thị trường hiện nay
Gỗ MDF được chia thành nhiều loại dựa trên thành phần cốt và các tính năng đặc biệt như chống ẩm, chống cháy,… Dưới đây là các loại gỗ MDF phổ biến:
1. MDF cốt nâu thường
Loại MDF cơ bản có cốt gỗ màu nâu. Thành phần chủ yếu là bột gỗ và keo. Thường dùng trong sản xuất nội thất gia đình và văn phòng, không chịu ảnh hưởng của độ ẩm cao.
Thông số kỹ thuật:
- Tỉ trọng lõi MDF: 600kg/m3
- Độ ẩm/ Moisture content: 5.06%
- Độ bám vít/Scew holding(E/S): 1038/1383N
- Độ trương nở/Swelling: 10.82%
- Kích thước: 1220 x2440(mm)
- Độ dày: 2.5(mm) đến 25(mm)
- Hàm lượng formaldehyde: 0.08 ppm
2. MDF lõi xanh LMR
Loại Gỗ MDF lõi xanh LMR (Low Moisture Resistance), được xử lý để có khả năng chống ẩm nhẹ nhất trong nhóm MDF chống ẩm. LMR chỉ có khả năng chịu ẩm thấp, phù hợp với các ứng dụng trong môi trường ít tiếp xúc với độ ẩm.
Thông số kỹ thuật:
- Tỉ trọng /Density: 677 (Kg/m3)
- Lực bám vít/Screw holding: 1064/1247(N)
- Độ ẩm /Moisture Content: 5.82%
- Độ trương nở/ Sewlling (24h): 6.87%
3. MDF lõi xanh MMR
Gỗ MDF lõi xanh MMR (Medium Moisture Resistance) là loại ván MDF có khả năng chống ẩm ở mức trung bình. Nó cũng có lõi màu xanh tương tự HMR nhưng khả năng chịu ẩm thấp hơn.
Thông số kỹ thuật:
- Tỉ trọng/Density: 702 (Kg/m3)
- Lực bám vít/Screw holding: 1073/1484(N)
- Độ ẩm/ Moisture Content: 5.16%
- Độ trương nở/ Sewlling (24h): 6.11%
4. MDF lõi xanh HMR
Gỗ MDF lõi xanh HMR (High Moisture Resistance) được sản xuất để tăng khả năng chống ẩm cao hơn so với MDF thông thường. HMR được bổ sung thêm phụ gia chống ẩm, giúp bảo vệ cốt gỗ khỏi sự tác động của hơi nước và độ ẩm.
Thông số kỹ thuật:
- Tỉ trọng/ Density: 717 (Kg/m3)
- Lực bám vít/Screw holding: 1333/1900(N)
- Độ ẩm/ Moisture Content: 5.51%
- Độ trương nở/ Sewlling (24h): 6.01%
Các loại bề mặt phủ trên ván MDF hiện nay
1. MDF phủ Melamine
Bề mặt Melamine là loại vật liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng chịu lực, bám đinh vít tốt và có bề mặt đa dạng về màu sắc, hoa văn. Với sự phát triển của công nghệ melamine đồng vân (EIR), vật liệu này có thể tái tạo vân gỗ tự nhiên, mang lại cảm giác chân thật.
2. MDF phủ Laminate trên
Bề mặt Laminate là lớp phủ bề mặt dày hơn melamine, với khả năng chống trầy xước, chống nước và bền màu tốt. Chất liệu này thường có độ dày cao, tạo cảm giác thật hơn khi chạm vào bề mặt.
3. MDF phủ Veneer
Bề mặt Veneer là một lớp gỗ tự nhiên mỏng được lạng ra từ cây gỗ thật, sau đó dán lên bề mặt gỗ MDF. Sản phẩm phủ veneer được yêu thích bởi vẻ ngoài giống với gỗ tự nhiên.
4. MDF phủ Acrylic
Bề mặt Acrylic là vật liệu bóng gương với độ hoàn thiện tuyệt vời, thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất hiện đại như cánh tủ và tủ bếp. Acrylic tạo ra không gian nội thất sang trọng, sạch sẽ và sang trọng.
Những đơn vị chuyên sản xuất gỗ MDF hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam ngành sản xuất gỗ công nghiệp nói chung và gỗ công nghiệp MDF nói riêng vô cùng phát triển. Nhu cầu thị trường ván càng nhiều nên hàng loạt các nhà máy ra đời:
- Công ty gỗ MDF An Cường,
- Công ty gỗ MDF Kim Tín,
- Đơn vị gỗ MDF Minh Long,
- Đơn vị gỗ MDF Thanh Thùy,
- Đơn vị gỗ MDF Mộc Phát,
- Đơn vị gỗ MDF Hoàng Gia,
- Đơn vị gỗ MDF Á Châu,
- Đơn vị gỗ MDF Ba Thanh.
Bảng giá ván gỗ công nghiệp MDF hiện nay
Sau đây là bảng giá ván MDF được tính ở mức trung bình mọi người có thể tham khảo, đối với ván gỗ thô chưa phủ bề mặt:
STT | ĐỘ DÀY | KÍCH THƯỚC | ĐƠN GIÁ | ĐVT |
---|---|---|---|---|
1 | 5mm | 1220 x 2440mm | 175.000đ | tấm |
2 | 9mm | 1220 x 2440mm | 190.000đ | tấm |
3 | 12mm | 1220 x 2440mm | 285.000đ | tấm |
4 | 15mm | 1220 x 2440mm | 295.000đ | tấm |
5 | 17mm | 1220 x 2440mm | 330.000đ | tấm |
6 | 25mm | 1220 x 2440mm | 555.000đ | tấm |
Bảng giá trên chưa bao gồm phủ bề mặt
Sau đây là tham khảo bảng giá MDF của nhà máy Ba Thanh:
Ứng dụng của gỗ MDF hiện nay
Gỗ công nghiệp MDF với hàng loại các ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống:
– Ứng dụng gỗ MDF trong sản xuất ván sàn
Sàn gỗ công nghiệp hiện nay được sử dụng lắp đặt cho các không gian như: nhà ở, văn phòng, Gym, Nail, showroom, trường học,…
- Ván sàn loại rẻ chống ẩm tương đối, chống mài mòn, chống trầy xước tốt.
- Loại vật tư ván sàn MDF này dễ dàng lắp đặt, tiến độ lắp nhanh
- Giá thành sàn gỗ công nghiệp từ 190.000-600.000đ/m2 tùy nguồn gốc xuất xứ sản xuất.
– Ứng dụng Gỗ MDF sản xuất nội thất gia đình
Gỗ MDF với ưu điểm không cong vênh, co ngót, khả năng chống mối mọt, đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành thiết kế nội thất gia đình. Các đặc tính này không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm có độ bền cao mà còn mang đến sự đa dạng về màu sắc, làm phong phú không gian sống của gia đình.
– Ứng dụng gỗ MDF trong không gian thờ tự
Không gian thờ cúng khi nào cũng phải ưu tiên không gian màu gỗ ấm cúng, từ Bàn thờ cho đến các vách tường đều ưu tiên gỗ MDF. Phong cách này thiên không gian hiện đại, tiết kiếm chi phí đóng các bộ bàn thờ bằng gỗ lớn, chiếm diện tích.
– Gỗ MDF trang trí nội thất văn phòng:
Gỗ MDF là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nội thất văn phòng với phong cách trẻ trung, đơn giản và giá cả phải chăng. Khả năng thi công nhanh chóng và dễ dàng làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho bàn làm việc, kệ sách, tủ hồ sơ, và vách ngăn.
[FAQ] Câu hỏi thường gặp về gỗ MDF
Câu 1: Gỗ công nghiệp cốt xanh có bị mối ăn không?
Trả lời: Gỗ công nghiệp cốt xanh nghiệp MDF nào cũng bị mối ăn. Nên xử lý các chất diệt mối trước khi đóng nội thất.
Câu 2: Gỗ công nghiệp MDF loại nào tốt nhất?
Trả lời: Nếu có điều kiện thì cứ chọn gỗ MDF loại cốt HMR để tăng cường độ bền và tuổi thọ sản phẩm
Câu 3: Gỗ công nghiệp MDF có độc hại không?
Trả lời: Lượng keo trong ván gỗ MDF được các cơ quan kiểm định và nồng độ Formaldehyde ở mức độ an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Câu 4: Gỗ MDF có chịu nước không?
Trả lời: Gỗ MDF chống ẩm ở mức tương đối, không chịu được nước chảy trực tiếp thường xuyến. Nên khi sử dụng mọi người nhớ theo dõi để có thể khắc phục những nơi ẩm ướt trong căn nhà.
Câu 5: Nội thất Gỗ công nghiệp MDF bị mốc là do đâu?
Trả lời: Tất cả các loại gỗ MDF của bất kỳ nhà sản xuất nào cũng bị mốc trong quá trình sử dụng, tập trung ở các mép chỉ cạnh. Đây là nguyên nhân độ ẩm cao trong môi trường, nhất là về mùa Nồm ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành. Nhưng bạn không cần phải lo ngại, chỉ cần dùng khăn mềm tẩm xăng công nghiệp vuốt nhẹ là hết.
Kết luận
Với thời gian thi công nội thất trên 10 năm, nên trên đây là những kiến thức thực tế mà Sàn gỗ Toàn Thắng cảm thấy rất hữu ích và muốn chia sẽ đến mọi người cùng nắm. Nếu cần tư vấn về gỗ MDF hoặc các ứng dụng liên quan, hãy gọi cho Chúng tôi qua Hotline: 0901.242.777.