Gỗ HDF là loại nguyên liệu sản xuất nội thất đang rất được ưa chuộng vì những đặc tính nỗi trội, chất lượng tốt nhất so với các loại gỗ công nghiệp khác. Vì thế mà gỗ HDF vẫn luôn là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. Vậy giá gỗ HDF có đắt không? Cách nhận biết Gỗ HDF? Quý khách hàng hãy theo dõi thông tin bài viết sau của Sàn gô Toàn Thắng:
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “High Density Fiberboard“. Nghĩa là ván gỗ công nghiệp được ép với mật độ và áp suất cao. Lượng bọt khí và lỗ hổng bên trong tấm ván coi như bằng 0. Nên tấm ra tấm ván có độ đanh chắc, ngăn thấm nước trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo ván gỗ HDF chất lượng cao
Gỗ HDF chất lượng cao thường được chăm chút trong các nguyên vật liệu, nhằm đảm bảo độ bền, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, có cụ thể các lớp sau:
- Bột sợi gỗ tự nhiên: 80 – 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên khai thác từ rừng như keo, bạch đàn, thông, được nghiền nhỏ thành sợi gỗ.
- Keo kết dính: Được sử dụng để kết dính các sợi gỗ lại với nhau, tạo độ bền và đồng đều cho tấm ván.
- Chất phụ gia: Các chất phụ gia chống ẩm, chống mối mọt, và tăng cường độ bền có thể được thêm vào để cải thiện chất lượng.
Đặc tính của ván gỗ công nghiệp HDF
Gỗ Công nghiệp HDF có rất nhiều đặc tính mà các loại khác khó có được, sau đây là 1 vài yếu tố chính:
– Độ bền cao và chống nước tốt
Gỗ công nghiệp HDF được sản xuất ép từ bột gỗ xay mịn và các phụ gia cứng chắc, tạo nên độ bền cao và khả năng chống nước xuất sắc. Điều này làm tăng tuổi thọ của sản phẩm và giúp duy trì sự ổn định, ngay cả trong môi trường ẩm ướt.
– Đa đạng màu sắc bề mặt:
Một trong những điểm mạnh của gỗ HDF là tạo ra một loạt các lựa chọn màu sắc từ vân gỗ tự nhiên cho đến các màu sắc hiện đại và độ bóng khác nhau. Khả năng bám màu tốt, bề mặt nhẵn mịn, giúp chúng ta có thể sơn trực tiếp lên cốt gỗ mà không cần phủ Melamine.
– Hạn chế co ngót:
Với công nghệ ép hiện đại, gỗ HDF là nguyên liệu lý tưởng cho việc sản xuất nội thất như bàn, kệ và tủ. Đồng thời, thậm chý là tủ bếp và tủ Lavabo, ít co ngót hơn so với gỗ tự nhiên, giúp duy trì hình dáng ban đầu của sản phẩm.
– Dễ gia công chi tiết khó
Với gỗ HDF chất lượng cao, thì chúng ta có thể sản xuất nhiều góc cạnh bo tròn, hoặc thậm chí chạy ván huỳnh pano, phào chỉ sơn màu, tạo các phong cách thiết kế cổ điển.
– Thân thiện với môi trường:
Gỗ HDF thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng như Trà, Thông, Bạch Dương… và sử dụng keo kết dính không chứa formaldehyde. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng mà còn làm cho nó trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường.
Phân loại gỗ HDF trên thị trường
Căn cứ vào từng đặc tính để phân loại Gỗ HDF. Mỗi loại mang đến những đặc tính riêng, phục vụ cho các mục đích sử dụng của khách hàng, sau đây là 1 số loại gỗ HDF trên thị trường hiện nay:
– Phân loại gỗ HDF dựa trên khả năng chống ẩm
1. Gỗ HDF thường
Loại gỗ này có mật độ cao nhưng không được bổ sung thêm các chất phụ gia chống ẩm. Phù hợp cho các ứng dụng trong môi trường khô ráo như nội thất phòng khách, phòng ngủ.
2. Gỗ HDF chống ẩm
Được bổ sung thêm chất phụ gia chống ẩm trong quá trình sản xuất. Loại này có khả năng chống ẩm tốt, thường được sử dụng cho các không gian có độ ẩm cao như phòng bếp, phòng tắm hoặc những khu vực khí hậu ẩm ướt. Loại cốt HDF chống ẩm thường nhận diện có màu xanh hoặc đen.
– Phân loại gỗ HDF dựa trên lớp phủ bề mặt
1. HDF không phủ bề mặt (HDF thô)
Đây là loại HDF thô, không có lớp phủ như Melamine, Laminate hay Acrylic. Bề mặt gỗ HDF chưa được xử lý nên có thể đánh huỳnh cán, sơn màu theo sở thích, hoặc dán hoặc phủ các vật liệu khác tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.
2. HDF phủ Melamine
Bề mặt được phủ lớp Melamine có khả năng chống xước, chống ẩm và dễ lau chùi. Loại này thường được sử dụng làm tủ bếp, tủ quần áo, và các sản phẩm nội thất.
3. HDF phủ Laminate
Laminate là vật liệu bề mặt có độ bền cao, chống chịu được va đập, trầy xước và chống cháy. Gỗ HDF phủ Laminate thường được sử dụng cho các đồ nội thất cao cấp hoặc nơi có nhu cầu sử dụng nhiều như mặt bàn làm việc, sàn nhà.
4. HDF phủ Veneer
Bề mặt được phủ lớp Veneer gỗ tự nhiên như gỗ Sồi, Óc Chó, Gõ đỏ, Xoan Đào…, giúp tạo vân gỗ thật. Loại này thường được dùng trong các ứng dụng nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, vách trang trí.
5. Lớp phủ Acrylic
Lớp phủ Acrylic là lớp phủ bề mặt bóng gương, Acrylic là một loại vật liệu nhựa có tính thẩm mỹ cao với bề mặt sáng bóng, mịn màng và có độ bền tốt. Acrylic cũng có nhiều màu sắc đa dạng, từ màu trơn đến màu vân gỗ, giúp tạo nên vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho sản phẩm nội thất.
Quy trình sản xuất gỗ HDF trên dây chuyền hiện đại
Cốt gỗ công nghiệp HDF được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để tạo ra ván ép chất lượng cao. Quy trình này gồm 7 bước cơ bản sau:
- B1: Gỗ tự nhiên đem về sơ chế được luộc ở nhiệt độ khoảng 1000 – 2000 độ C, sấy khô, xử lý cho hết sạch nhựa trong dây chuyền công nghiệp hiện đại.
- B2: Gỗ được phân loại và cắt nhỏ, sau đó nghiền thành bột để sản xuất cốt gỗ HDF. Đây là bước tiền đề cho các loại gỗ công nghiệp, trong đó phổ biến nhất là HDF.
- B3: Bột gỗ được trộn với keo và các chất phụ gia, sau đó ép dưới áp suất cao (850-870g/cm2) để tạo thành các tấm ván có độ dày từ 5 đến 25mmx1220x2440mm.
- B4: Ván gỗ HDF sau khi định hình được xử lý bề mặt hai mặt nhằm tăng độ cứng, chống mối mọt và ngăn ngừa hiện tượng phồng rộp.
- B5: Tiếp theo, một lớp phủ bề mặt giả vân gỗ được cán lên ván. Lớp này thường làm từ chất liệu Melamine, hoặc Veneer… giúp ván chống trầy xước, chống thấm nước và mối mọt.
- B6: Các tấm ván sau đó được ép thêm lần nữa dưới áp suất và nhiệt độ cao để đảm bảo các lớp kết dính chặt chẽ. Đồng thời, bề mặt ván cũng được đánh bóng.
- B7: Cuối cùng là kiểm tra lần cuối, nếu ván không có lỗi thì chuyển qua kho hoàn thành, chờ xuất hàng.
Bảng giá gỗ Gỗ công nghiệp HDF hiện nay
Dưới đây là bảng giá tham khảo cho các loại gỗ HDF thô trên thị trường hiện nay:
Loại gỗ HDF | Kích thước (mm) | Giá (VNĐ) |
---|---|---|
HDF tiêu chuẩn E2 | 1.220 x 2.440 x 3 | 100.000 |
HDF tiêu chuẩn E2 | 1.220 x 2.440 x 8 | 285.000 |
HDF tiêu chuẩn E1 | 1.220 x 2.440 x 17 | 575.000 |
Black HDF | 1.220 x 2.440 x 12 | 640.000 |
Black HDF | 1.220 x 2.440 x 18 | 950.000 |
Black HDF | 1.830 x 2.440 x 12 | 985.000 |
Black HDF | 1.830 x 2.440 x 18 | 1.360.000 |
Mức giá hoàn thiện thì tùy theo bề mặt phủ: Melamine thêm: 100.000 – 150.000đ/mặt, Veneer thêm: 200.000 – 300.000đ/mặt, Acrylic thêm 800.000 – 1.000.000đ/mặt …
Ghi chú: Các mức giá này có thể thay đổi tùy theo mỗi nhà cung cấp.
Cách nhận biết gỗ HDF chất lượng chính hãng
Để nhận biết chất lượng của lõi gỗ HDF, bạn có thể căn cứ vào các yếu tố sau:
1. Nhìn bằng mắt thường
HDF chất lượng thường có Lõi gỗ màu đồng đều, không có vết nứt hay mảng màu khác biệt lớn. Nếu lõi gỗ có màu không đồng đều, có thể là dấu hiệu của gỗ HDF giả, chất lượng kém.
2. Kiểm tra bằng nước
Gỗ HDF chất lượng thường được xử lý để tăng cường khả năng chịu nước. Nhỏ 1 giọt nước lên bề mặt tấm ván chưa ép Film, nếu bề mặt hút nước nhanh hoặc có dấu hiệu sưng, có thể là dấu hiệu của HDF kém chất lượng.
3. Mua hàng tại các nhà máy có thương hiệu:
Chọn mua từ các thương hiệu uy tín và đáng tin cậy trong ngành ván gỗ công nghiệp để đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn kiểm định. Sản phẩm từ các nhà sản xuất nổi tiếng thường tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao
Ứng dụng của gỗ HDF trong ngành nội thất hiện nay
Ván gỗ công nghiệp HDF là nguyên vật liệu đa năng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là sản xuất nội thất. Sau đây là một số ứng dụng phổ biến:
– Sàn gỗ công nghiệp HDF
Với khả năng chống ẩm và độ cứng cao, HDF được sử dụng nhiều trong sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ HDF có độ bền tốt, khả năng chịu lực và chống trầy xước cao, phù hợp cho những khu vực có lưu lượng đi lại nhiều như phòng khách, văn phòng hoặc nhà hàng.
– Cửa gỗ công nghiệp
HDF thường được sử dụng làm cửa gỗ nhờ độ cứng và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Cửa HDF có thể được phủ các lớp veneer, melamine, hoặc laminate để tạo ra vẻ ngoài đẹp mắt và chống trầy xước, đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.
– Giường tủ nội thất
Gỗ HDF thường được dùng để làm giường, tủ quần áo vì tính ổn định và ít bị cong vênh. Các sản phẩm nội thất này có thể được phủ lớp melamine hoặc veneer để tăng độ bền và thẩm mỹ cho thiết kế.
– Bàn ghế gỗ HDF
Gỗ HDF là lựa chọn tốt để làm bàn ghế nhờ khả năng chịu lực và chống mối mọt. Bề mặt HDF dễ dàng được phủ lớp hoàn thiện, tạo ra các sản phẩm vừa bền vừa đẹp, phù hợp cho văn phòng, nhà ở, quán cà phê.
– Tủ bếp gỗ HDF chịu nước
Gỗ công nghiệp HDF chống ẩm rất tốt nên được sử dụng phổ biến trong sản xuất tủ bếp, giúp tủ không bị phồng rộp hay hỏng hóc do độ ẩm trong không gian bếp. Bề mặt HDF thường được phủ melamine hoặc laminate để chống trầy xước và dễ dàng vệ sinh.
– Ốp vách, trần nhà
Nhờ khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, gỗ HDF được dùng làm vật liệu ốp vách và trần nhà, mang lại vẻ đẹp hiện đại và sang trọng cho không gian. Gỗ HDF được xử lý chống ẩm và chống cháy, đảm bảo độ bền cho các khu vực thi công này.
Câu hỏi thường gặp (FAQ) liên quan đến ván gỗ HDF
Sàn gỗ Toàn Thắng xin trình bày 1 số câu hỏi và câu trả lời đi kèm liên quan đến ván gỗ công nghiệp HDF:
Kết luận
Trên đây là những thông tin về gỗ HDF mà Sàn gỗ Toàn Thắng đã chia sẽ chi tiết cho Quý bạn đọc xem và iểu rõ hơn. Nếu có nhu cầu về các sản phẩm nội thất làm từ gỗ HDF thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0901.242.777 và đừng quên theo dõi Chúng tôi qua các Fanpage.