Gỗ Trắc – dòng gỗ cao cấp và quý hiếm

Gỗ trắc được biết đến là một trong những dòng gỗ cực kỳ quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế loại gỗ này thường có giá thành đắt đỏ và được sử dụng trong những sản phẩm nội thất cao cấp. Thông qua bài viết này, Sàn gỗ Toàn Thắng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về gỗ trắc để các bạn có thể chọn mua đúng và sử dụng loại gỗ quý hiếm này một cách hiệu quả nhất.

Gỗ trắc là một trong những loại gỗ quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao
Gỗ trắc là một trong những loại gỗ quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao

Nguồn gốc của cây gỗ trắc

Gỗ trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Ở Việt Nam, cây còn có tên gọi khác là Cẩm Lai Nam Bộ. 

Cây nguồn gốc từ Đông Nam Á nói chung và các nước Đông Dương nói riêng. Ở nước ta, gỗ trắc phân bố rải rác ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trở vào khu vực phía Nam nhưng phân bố nhiều nhất là ở tỉnh Kon Tum.

Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây gỗ trắc

Vinh dự góp mặt trong danh sách những dòng cây gỗ quý hiếm bậc nhất, gỗ trắc sở hữu cho mình nhiều đặc điểm nổi bật về hình thái lẫn sinh thái mà ít loại cây thân gỗ nào có được. 

Đặc điểm hình thái

Gỗ trắc thuộc dòng cây thân gỗ lớn, cây cao khoảng 25 mét và đường kính có thể lên đến 1 mét. 

Gỗ trắc thuộc dòng cây gỗ thân lớn
Gỗ trắc thuộc dòng cây gỗ thân lớn

Hình dáng của cây có những đặc điểm khá đặc trưng, dễ nhận dạng như:

  • Vỏ cây: Vỏ cây nhẵn, có màu xám nâu và nhiều xơ.
  • Cành: Cây có khá nhiều cành, những cành non có mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần.
  • Lá: Lá cây có dạng lá kép lông chim, độ dài từ 10cm đến 20cm. Cuống của lá cây có khoảng  6 – 8 lá chét, mỗi lá chét có hình dáng khá giống trái xoan.
  • Hoa: Cây có hoa lưỡng tính, hình dạng không đều nhau, tràng hoa màu trắng đục, nhụy có kích thước rất nhỏ, đài hợp với gốc và đỉnh xẻ 5 thùy.
  • Quả: Quả trắc đậu mỏng, mỗi quả dài 5-6cm, rộng 1cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.

Đặc điểm sinh thái

Xét về đặc điểm sinh thái, gỗ cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ là cây ưa bóng, khi trưởng thành lại là cây ưa sáng. Vào mùa khô, cây trắc rụng lá khá nhiều nhưng sẽ nảy chồi mới ngay sau đó. Cây thường phân bố ở những khu vực có độ cao tuyệt đối không quá 500 mét.

Gỗ trắc phát triển tương đối chậm
Gỗ trắc phát triển tương đối chậm

Phân loại cây gỗ trắc

Gỗ trắc được chia làm nhiều loại, mỗi loại lại có những điểm khác biệt về kích thước, màu sắc, kiểu vỏ, vân gỗ,.. 

Gỗ trắc đỏ

Trắc đỏ còn được gọi với cái tên hoa mỹ là Hồng Mộc. Trắc đỏ là một loài cây hiếm, gỗ cây có màu đỏ, tương tự như đặc điểm chung của gỗ trắc, cây có thân lớn và nhiều cành. 

Gỗ trắc đỏ được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có giá thành đắt đỏ bậc nhất
Trắc đỏ được xem là một trong những loại gỗ quý hiếm và có giá thành đắt đỏ bậc nhất

Được xem là loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay bởi những đặc điểm vượt trội như độ cứng, vân gỗ đẹp và có mùi thơm, gỗ trắc đỏ rất được giới nhà giàu yêu thích.

Gỗ trắc đen

Không kém cạnh trắc đỏ, gỗ trắc đen cũng là một trong những loại gỗ quý hiếm hiện nay. Giống như cái tên, trắc đen có màu đen xám đặc trưng, có độ bóng tự nhiên rất đẹp, khác biệt hẳn với những loại gỗ thông thường.

Gỗ trắc đen có màu đen xám đặc trưng, có độ bóng tự nhiên cao
Trắc đen có màu đen xám đặc trưng, có độ bóng tự nhiên cao

Gỗ trắc xanh

Trắc xanh hay còn gọi là Palo Santo (Theo tiếng Tây Ban Nha). Trắc xanh cũng là một giống gỗ quý được ưa chuộng bởi có thớ gỗ bền, cứng, vân gỗ đẹp, còn có hương thơm tự nhiên vô cùng dễ chịu. 

Trắc xanh có thớ gỗ bền, cứng, vân gỗ đẹp và hương thơm tự nhiên
Trắc xanh có thớ gỗ bền, cứng, vân gỗ đẹp và hương thơm tự nhiên

Gỗ trắc xanh còn được sử dụng với mục đích thanh tẩy tâm hồn và nạp năng lượng tích cực. Ngoài ra, mùi hương của loại gỗ này có thể giúp xua đuổi côn trùng gây hại.

Gỗ trắc Nam Phi

Gỗ trắc Nam Phi được nhập khẩu từ Cộng Hòa Nam Phi, còn có tên gọi khác là gỗ trắc ngô. So với những loại gỗ thuộc dòng trắc khác, trắc Nam Phi có giá thành rẻ hơn nhiều. Do gỗ không có hương thơm tự nhiên, dễ bị nứt gãy nếu không được xử lý, bảo quản cẩn thận trong quá trình khai thác và sử dụng. 

Gỗ trắc Nam Phi dễ bị nứt gãy nếu không được xử lý, bảo quản cẩn thận
Trắc Nam Phi dễ bị nứt gãy nếu không được xử lý, bảo quản cẩn thận 

Tuy nhiên, trắc Nam Phi vẫn rất bền, đẹp và cứng cáp, không thua kém bất kỳ dòng gỗ nào. 

Gỗ trắc dây

Gỗ trắc dây tên khoa học là (Dalbergia tonkinensis), hay có tên gọi dân dã khác là gỗ trắc gai. Giống như cái tên, trắc dây là là họ thân leo sống dựa vào thân khác. 

Trắc dây không có hương thơm, thớ gỗ màu nâu nhạt. Ngoài ra, đây là loại gỗ có giá rẻ nhất trong các loại gỗ họ trắc. Tuy nhiên, trắc dây lại là loại gỗ có chất lượng rất tốt so với giá thành bởi có màu sắc đẹp, thớ gỗ cứng cáp, chịu nhiệt tốt, không nứt vỡ trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Gỗ trắc vàng

Gỗ trắc vàng cũng là một loại gỗ có giá thành dễ chịu trong dòng trắc quý hiếm, xét về đặc điểm bên ngoài và tính chất, trắc vàng không có quá nhiều điểm khác biệt so với các loại gỗ cùng dòng khác. 

Nhưng nếu để một thời gian, gỗ cây sẽ chuyển từ màu vốn có sang màu sẫm vô cùng lạ mắt. Đây cũng là một điểm nổi bật khiến trắc vàng được ưa chuộng.

Theo thời gian, gỗ trắc vàng sẽ chuyển từ màu vốn có sang màu sẫm vô cùng lạ mắt
Theo thời gian, trắc vàng sẽ chuyển từ màu vốn có sang màu sẫm vô cùng lạ mắt

Một số ưu và nhược điểm của cây gỗ trắc

Sau đây là một số ưu và nhược điểm của loại gỗ cây trắc quý hiếm.

Ưu điểm

Gỗ trắc được đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội về chất lượng cũng như thẩm mỹ như:

  • Đẹp: Đường vân mịn và đẹp, thường được sử dụng để chế tác những món nội thất cũng như đồ mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ cao.
  • Bền: Cứng cáp, chịu lực tốt và ít bị cong vênh, vì thế các sản phẩm làm từ gỗ cây trắc thường có tuổi thọ rất dài.
  • An toàn: Được đánh giá là loại gỗ lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.
  • Hiếm: Hiện nay, gỗ trắc vẫn là dòng gỗ quý hiếm và mang lại giá trị kinh tế cao.

Nhược điểm

Sau một thời gian sử dụng, gỗ trắc có hiện tượng xuống màu khá nhanh. Điều này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ và có thể khắc phục bằng cách sơn lại màu cho gỗ.

Gỗ trắc khá nhanh xuống màu sau một thời gian sử dụng
Gỗ trắc khá nhanh xuống màu sau một thời gian sử dụng

Ứng dụng của cây gỗ trắc

Gỗ trắc có nhiều ứng dụng trong đời sống con người, từ chế tác nội thất cho đến khai thác tinh dầu.

Chế tác nội thất 

Gỗ trắc rất được ưa chuộng trong mảng chế tác nội thất như làm bàn ghế, tượng thờ, sàn gỗ,.. Trong đó, loại sàn gỗ tự nhiên này thường rất được khách hàng ưa chuộng.

Tham khảo thêm: [Review 2023] Sàn gỗ tự nhiên nào là tốt nhất?

Gỗ trắc thường được sử dụng để làm bàn ghế, tượng thờ, sàn gỗ,..
Gỗ trắc thường được sử dụng để làm bàn ghế, tượng thờ, sàn gỗ,..

Ngoài ra, các sản phẩm từ gỗ trắc thường có chất lượng, giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ rất cao.

Khai thác tinh dầu

Bên cạnh đó, tinh dầu chiết xuất từ gỗ cây trắc còn có rất nhiều công dụng như giúp thư giãn, điều trị căng thẳng mệt mỏi, thu nạp dương khí và mang lại những điều may mắn cho người sử dụng.

Tinh dầu chiết xuất từ gỗ trắc còn có công dụng giúp thư giãn, điều trị căng thẳng mệt mỏi
Tinh dầu chiết xuất từ gỗ trắc còn có công dụng giúp thư giãn, điều trị căng thẳng mệt mỏi

Nếu có nhu cầu mua sắm các sản phẩm nội thất từ gỗ trắc hoặc các sản phẩm từ những dòng gỗ tự nhiên quý hiếm khác như sàn gỗ hương Nam Phi, các bạn có thể đến trực tiếp showroom hoặc liên hệ với Sàn gỗ Toàn Thắng thông qua số điện thoại 0901.242.777.

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGỗ TeakCăm XeGỗ Lim
Gỗ ThôngCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmNhựa Picomat
Gỗ MFCGỗ MDFGỗ Pơ MuGỗ SưaGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFGỗ PlywoodGỗ Gõ ĐỏGỗ Cà ChítGỗ Tần Bì
Tấm AcrylicGỗ An CườngGỗ Cao suGỗ Cà TeGiáng Hương
Gỗ GụThủy TùngHồng ĐàoGỗ TáuBằng Lăng
Sơn HuyếtGỗ Xá XịKiền KiềnAnh ĐàoBách Xanh
Gỗ MunGỗ TrắcNgọc AmGỗ DổiGỗ Nghiến
Trầm HươngXoan ĐàoGỗ Xà CừGỗ SaoGỗ Đinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *