Xưa nay người tiêu dùng quen với các dòng gỗ MDF, HDF, MFC, Nhưng đối với dòng gỗ CDF thì khoảng 60% là Chúng ta không nắm được, Vậy gỗ CDF là gì? Loại gỗ này có ưu và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Gỗ CDF là gì?
Gỗ CDF viết tắt của cụm từ Compact Density Fiberboard, là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ sợi gỗ tự nhiên kết hợp với các keo kết dính, sau đó nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cực cao. Khác với gỗ MDF hay HDF, gỗ CDF có mật độ sợi gỗ dày đặc hơn, mang lại độ bền cao và khả năng chống ẩm, chống mối mọt tốt hơn nhiều.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp CDF
Gỗ CDF được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên đã nghiền nhỏ, sau đó được nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cao. Cấu tạo chính của gỗ CDF bao gồm 3 lớp cơ bản:

- Lớp lõi gỗ (cốt gỗ): Thành phần chính của lớp lõi gỗ là bột gỗ tự nhiên đã được xử lý hết nhựa và sấy khô khô. Bột gỗ sau đó được nén ép với áp suất lớn, tạo thành các lớp sợi gỗ có mật độ cao và chắc chắn.
- Lớp phủ Melamine: Melamine là một loại nhựa tổng hợp được phủ lên bề mặt gỗ CDF để tạo độ vân gỗ, màu đơn sắc. Nhằm tăng tính thẩm mỹ và phù hợp nhiều thiết kế. Tùy thuộc vào đơn đặt hàng, lớp này được phủ 1 mặt hoặc 2 mặt.
- Lớp phủ bề mặt: Bên ngoài lớp Melamine là một lớp bề mặt trong suốt, giúp bảo vệ màu sắc và giữ cho sản phẩm có độ thẩm mỹ cao. Lớp này chống trầy xước, đảm bảo độ bền cho sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Thông số của tấm Compact CDF tại nhà máy
Dưới đây là bảng khối lượng tiêu chuẩn cho từng độ dày của tấm Compact CDF:
STT | Loại tấm | Khối lượng tiêu chuẩn | Dung sai |
1 | Tấm CDF 1400psi- 12mmKT:1830*2440*12mm | 64kg | +-2kg |
2 | Tấm CDF 1200psi -12mmKT:1830*2440*12mm | 59kg | +-2kg |
3 | Tấm CDF 1050psi – 12mmKT:1830*2440*12mm | 54kg | +-2kg |
4 | Tấm CDF 1150psi- 18mmKT:1830*2440*18mm | 77kg | +-2kg |
5 | Tấm CDF 1400psi- 18mmKT:1830*2440*18mm | 94kg | +-2kg |

Đặc điểm nổi bật của gỗ CDF
Tấm gỗ CDF với hàng loạt ưu điểm như sau:
- Cốt gỗ cứng: Gỗ CDF có mật độ sợi gỗ dày đặc, tạo ra một kết cấu vô cùng chắc chắn, giúp sản phẩm chịu lực và chống va đập tốt.
- Chống thấm nước: Cốt gỗ chắc chắn, mịn nên có khả năng chống thấm bên trong, gỗ CDF có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt, làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho những khu vực như phòng tắm, nhà bếp hoặc các khu vực gần nước.
- Không cần dán cạnh: với cốt gỗ nén mật độ cao nên cạnh ván CDF không còn bong bóng khí, vậy nên khi sử dụng nhiều người không cần phải dán cạnh để che đi phần bên trong.
- Màu sắc đa dạng: Gỗ CDF có thể được kết hợp phủ với nhiều loại vật liệu như Acrylic, PVC, Melamine, Veneer, mang đến sự đa dạng trong thiết kế và lựa chọn màu sắc.
- Trọng lượng nhẹ: So với các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ CDF có trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong việc thi công và lắp đặt.

Báo giá tấm CDF mới nhất hiện nay
Sau đây là bảng giá tấm CDF dày 12mm và 18mm trên thị trường:
STT | ĐỘ NÉN | KÍCH THƯỚC | MÀU GHI | MÃ MÀU KHÁC |
1 | 950psi | 1830x2440x12mm | 900.000 | 1.300.000 |
2 | 1050psi | 1830x2440x12mm | 980.000 | 1.400.000 |
3 | 1200psi | 1830x2440x12mm | 1.200.000 | 1.600.000 |
5 | 1400psi | 1830x2440x12mm | 1.400.000 | 1.950.000 |
6 | 1150psi | 1830x2440x18mm | 1750.000 | 1.800.000 |

Bảng so sánh gỗ CDF với các loại gỗ công nghiệp khác
Để biết chất lượng gỗ CDF như thế nào thì chúng ta tham khảo bảng so sánh nó với các loại gỗ công nghiệp truyền thống:
Tiêu chí | Gỗ CDF | Gỗ MDF | Gỗ HDF | Ván ép |
---|---|---|---|---|
Cốt gỗ | Mật độ sợi gỗ cao, lõi đen, nén dưới áp suất lớn | Mật độ sợi gỗ trung bình, lõi nâu hoặc xanh | Mật độ sợi gỗ rất cao, lõi nâu | Các lớp gỗ mỏng ép lại với nhau |
Khả năng chống ẩm | Thích hợp cho môi trường ẩm ướt | Khả năng chống ẩm thấp | Tốt nhưng không bằng CDF | Trung bình |
Độ cứng | Cứng, chịu lực tốt | Cứng vừa phải | Rất cứng | Cứng vừa phải |
Khả năng chịu nước | Rất tốt | Không chịu nước | Tốt nhưng kém hơn CDF | Không chịu nước tốt |
Thẩm mỹ | Bề mặt mịn | Bề mặt tương đối | Bề mặt mịn | Bề mặt không đồng nhất, thô ráp |
Trọng lượng | Mức 8 | Mức 6 | Mức 10 | Mức 7 |
Khả năng thi công | Dễ dàng cắt gọt | Dễ thi công | Khó thi công hơn | Dễ thi công, nhẹ |
Đơn giá | Cao | Thấp | Vừa | Trung bình |
Bảng này giúp so sánh rõ ràng các đặc điểm của gỗ CDF với các loại gỗ công nghiệp phổ biến khác như MDF, HDF và ván ép.

Ứng dụng của gỗ CDF trong nội thất
Dưới đây là ứng dụng của gỗ CDF trong sản xuất nội thất:
– Ván sàn cốt đen CDF
Gỗ CDF với lõi đen đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ván sàn nhờ vào khả năng chống nước và độ bền cao. Sàn gỗ cốt đen rất phù hợp cho các khu vực có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp, hoặc các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước. Ván sàn từ gỗ CDF mang đến sự chắc chắn, đồng thời tạo nên vẻ đẹp cho không gian nội thất trở nên sang trọng hơn.


– Tủ bếp
Trong không gian bếp, nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và độ ẩm, gỗ CDF là lựa chọn hoàn hảo để làm tủ bếp. Khả năng chống thấm nước và chịu nhiệt vượt trội của loại gỗ này giúp cho tủ bếp bền bỉ theo thời gian, tránh tình trạng mối mọt hoặc ẩm mốc. Bề mặt của gỗ CDF cũng dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, đảm bảo không gian bếp luôn sạch sẽ và gọn gàng.


– Tủ lavabo
Phòng tắm là nơi có độ ẩm cao, do đó tủ lavabo thường xuyên phải đối mặt với vấn đề ẩm mốc và xuống cấp nếu sử dụng vật liệu không phù hợp. Gỗ CDF, với đặc tính chống thấm nước tốt, được ứng dụng làm tủ lavabo trong phòng tắm, đảm bảo độ bền và thẩm mỹ cho không gian này.

– Vách ngăn vệ sinh
Gỗ CDF là lựa chọn lý tưởng cho vách ngăn vệ sinh trong các khu vực công cộng, văn phòng hoặc các công trình yêu cầu sự bền vững và vệ sinh cao. Với khả năng chống thấm nước và chịu được môi trường ẩm ướt, vách ngăn từ gỗ CDF giúp dễ dàng vệ sinh, lau chùi hàng ngày.

Kết luận
Gỗ CDF là sự lựa chọn hoàn hảo nhằm mục đích chống ẩm và chống mối mọt, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Với những ưu điểm vượt trội, gỗ CDF không chỉ phù hợp trong các thiết kế nội thất gia đình mà còn cả trong các không gian công cộng và văn phòng.

Trên đây là những kiến thức mà Sàn gỗ Toàn Thắng xin chia sẽ cho quý bạn đọc được rõ hơn về dòng gỗ mới ra đời này.