Gỗ thủy tùng được các dân chơi gỗ đánh giá là loại có giá trị nhất nhì hiện nay. Với đặc điểm chắc nặng, có mùi thơm dễ chịu, không bị mối mọt cong vênh, loại gỗ này được ứng dụng nhiều trong gia công đồ nội thất, mỹ nghệ cao cấp.
Mục lục
Giới thiệu về gỗ thủy tùng
Cây gỗ thủy tùng còn được gọi với cái tên quen thuộc là cây thông nước, có danh pháp quốc tế là Glyptostrobus pensilis. Đây là loài thực vật duy nhất thuộc chi Glyptostrobus, thường sinh sôi, phát triển ở các vùng cận nhiệt đới Đông Nam Trung Quốc, các tỉnh ở tây Phúc Kiến thuộc khu vực đông nam Vân Nam và một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Lâm nghiệp, gỗ thủy tùng được xếp vào nhóm IA – nhóm các loại gỗ quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh khai thác với số lượng lớn. Vì lý do này, giá trị của một khối gỗ thủy tùng thường khá đắt đỏ nhưng vẫn được giới chơi gỗ siêu giàu săn đón.
Đặc điểm của gỗ thủy tùng
Cây thủy tùng thuộc dòng của giống cây thông nước nên thân gỗ có kích thước to lớn, trung bình có thể cao 30m hoặc có thể hơn. Đường kính thân dao động trong khoảng 0.6-1m. Lớp vỏ cây dày, có màu xám và đường nứt dọc thân cây.
Cây thủy tùng có rễ khí sinh không ngập, có thể mọc lan cách gốc với khoảng cách từ 6-7m. Đây là loại thực vật thuộc nhóm cây rụng lá, tán lá có hình nón hẹp, với 2 dạng lá đặc biệt:
- Ở những cành dinh dưỡng, lá thủy tùng có hình dùi, kích thước dài từ 0,6-1,3 cm và xếp theo dạng 2-3 dãy, rụng vào mùa khô.
- Ở các cành sinh sản, lá có hình vảy, chiều dài 0,4 cm và không bị rụng như ở cành dinh dưỡng.
Phần nón có đặc điểm đơn tính, mặc dù cùng gốc nhưng mọc riêng ở đầu cành.
So với các loại gỗ khác, quả của cây thủy tùng không có hạt. Do đó bạn sẽ khó bắt gặp hình dáng cây thủy tùng con nào sinh trưởng, phát triển dưới tán rừng già.
Xét về nơi phân bố, gỗ thủy tùng ưu tiên phát triển ở những nơi có đất sình lầy đọng nước thường xuyên, hoặc đất feralit nâu đỏ, nâu vàng, độ phì nhiêu cao. Tại Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp thủy tùng ở các cánh rừng rậm nhiệt đới, nhất là 2 quần thể tại khu vực Đắk Lắk.
Phân loại của cây gỗ thủy tùng
Hiện nay, gỗ thủy tùng được các nhà khoa học chia thành 2 loại, gồm có gỗ thủy tùng xanh và gỗ thủy tùng đỏ.
Gỗ thủy tùng xanh
Đặc điểm nổi bật của cây gỗ này là được ngâm sâu trong lớp bùn đất hàng trăm năm khiến khối gỗ chuyển sang màu xanh đen tự nhiên vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, vì chôn sâu dưới lòng đất nên việc khai thác gỗ thủy tùng xanh khá mất thời gian, công sức và chi phí.
Gỗ thủy tùng xanh có các đường vân gỗ đậm sắc nét, uốn lượn mềm mại tạo thành vòng tròn đẹp mắt. Chính vì vậy nên giá trị của thủy tùng xanh rất cao, giới săn đồ gỗ có thể bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sở hữu dòng gỗ hiếm có này.
Gỗ thủy tùng đỏ
Khác với gỗ thủy tùng xanh, cây thủy tùng đỏ sống trong môi trường khô ráo, phân bổ ở những nơi đất cạn, phì nhiêu, màu mỡ. Đường vân của thủy tùng đỏ thường nhỏ, có màu nâu đỏ, và thỉnh thoảng trên thân của khối gỗ có điểm những đốm sẫm màu.
Ứng dụng của gỗ cây thủy tùng trong cuộc sống
Gỗ thủy tùng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, mang lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
Làm tượng Phật gỗ thủy tùng
Theo các chuyên gia phong thủy, gỗ thủy tùng có khả năng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Vì lý do này nên chúng rất được các nghệ nhân ưa chuộng, điêu khắc thành các mẫu tượng Phật, đặt ở nơi thờ cúng linh thiêng.
Với độ bền, chắc, mùi hương dễ chịu, các tượng Phật làm từ gỗ thủy tùng không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian thờ tự mà còn tạo không khí cổ kính, trang nghiêm.
Làm bàn ghế gỗ thủy tùng
Vì có màu sắc đẹp, đường vân gỗ có hình dạng độc đáo, mới lạ, chất lượng gỗ chắc, ít bị mối mọt xâm hại nên trong nội thất, gỗ thủy tùng được dùng làm nguyên liệu gia công bàn ghế.
Sản phẩm này khi đặt tại phòng khách sẽ gây ấn tượng với mọi người, góp phần nâng tầm giá trị không gian sống, thể hiện đẳng cấp của gia chủ.
Lời kết
Gỗ thủy tùng là cây gỗ quý hiếm, mang lại nhiều giá trị trong đời sống. Nếu bạn đọc cần giải đáp thắc mắc về dòng gỗ này hoặc đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội thất làm từ gỗ thủy tùng, hãy liên hệ đến Sàn gỗ Toàn Thắng.
Sàn gỗ Toàn Thắng là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm nội thất hiện đại, sang trọng, trong đó điển hình là các loại sàn gỗ tự nhiên.
Các mẫu sàn gỗ tiêu biểu như sàn gỗ Lim, sàn gỗ Gõ Đỏ, sàn gỗ căm xe Lào,… đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, loại bỏ các yếu tố mối mọt, cong vênh để tăng tuổi thọ sử dụng. Từ đó giúp khách hàng tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo hành.
Xem thêm: Bí quyết lựa chọn màu sàn gỗ theo phong thủy.
Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến gỗ thủy tùng hoặc biết thêm các thông tin chi tiết liên quan đến đồ gỗ nội thất, hãy liên hệ đến sàn gỗ Toàn Thắng ngay hôm nay.