Tấm ốp than tre uốn cong mang lại sự mềm mại và độc đáo trong thiết kế nội thất. Tuy nhiên, để thực hiện uốn cong đúng cách, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ, cần tuân thủ quy trình cụ thể. Dưới đây Sàn gỗ Toàn Thắng sẽ hướng dẫn cách uốn cong tấm ốp than tre chi tiết từ khâu chuẩn bị đến hoàn thiện:

Chuẩn bị trước khi uốn cong
– Chọn loại tấm ốp than tre phù hợp
- Độ dày: Lựa chọn tấm than tre có độ dày vừa phải (thường từ 5mm – 8mm) để dễ dàng uốn cong mà không bị nứt gãy.
- Chất lượng: Đảm bảo tấm ốp đạt tiêu chuẩn về độ dẻo dai và không có khuyết điểm như nứt hay bề mặt không đồng đều.

– Dụng cụ máy móc cần thiết
- Thiết bị gia nhiệt (máy khò nhiệt)
- Máy cắt bàn, máy cắt tay
- Khuôn định hình (gỗ, thép hoặc nhựa cứng tùy theo hình dạng mong muốn)
- Găng tay chịu nhiệt
- Băng keo chuyên dụng hoặc ghim máy hơi
- Dụng cụ đo đạc (thước kéo, ê-ke)
- Máy laser cân bằng.

Quy trình uốn cong tấm ốp than tre đúng kỹ thuật
Để thi công tấm ốp than tre được mềm mại, không bị gợn sóng thì chúng ta cần thực hiện các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định vị trí cần uốn cong trên bản vẽ
Sử dụng thước đo để đánh dấu vào mặt sau của tấm ốp than tre chính xác các vị trí sẽ uốn.

Bước 2: Tạo rãnh trên tấm than tre
Dùng máy soi tạo các rãnh nông theo đường đánh dấu vào mặt sau của tấm ốp than tre. Các rãnh này giúp tấm ốp than tre dễ dàng uốn cong hơn khi gia nhiệt. Khoảng cách giữa các rãnh phụ thuộc vào độ cong mong muốn (càng cong thì khoảng cách càng nhỏ).

Bước 3: Gia nhiệt cho tấm ốp than tre
Sử dụng máy khò nhiệt để làm nóng tấm ốp. Nhiệt độ lý tưởng thường dao động từ 100°C – 120°C. Gia nhiệt từ từ, tránh tăng nhiệt độ quá nhanh để không làm cháy hoặc biến dạng bề mặt.

Bước 4: Gắn tấp ốp than tre lên tường, trần
Khi tấm ốp đạt độ mềm dẻo cần thiết, bạn có thể bắt đầu uốn cong. Kiểm tra bằng cách nhẹ nhàng uốn thử một góc nhỏ, đảm bảo không xuất hiện vết nứt.

Đặt tấm ốp vào khuôn định hình đã chuẩn bị sẵn. Đảm bảo tấm được áp sát vào khuôn để tạo đường cong chính xác. Sử dụng đinh ghim cố định hoặc băng keo chuyên dụng để giữ tấm ở vị trí cố định.
Bước 5: Làm nguội vị trí uốn cong trên tấm đa năng sợi than tre
Để tấm nguội tự nhiên trong khuôn hoặc sử dụng quạt mát để đẩy nhanh quá trình. Không nên dùng nước để làm nguội vì dễ làm cong vênh hoặc giảm tuổi thọ của tấm.

Bước 6: Kiểm tra hoàn thiện
Kiểm tra độ cong và bề mặt tấm, đảm bảo không có vết nứt, gãy hoặc biến dạng không mong muốn. Dùng màu và khăn mềm để xử lý lại các góc cạnh nếu cần.

Xem thêm: Cách uốn cong phào chỉ PU
Lưu ý quan trọng khi uốn cong tấm sợi than tre
- Kiểm soát nhiệt độ: Nhiệt độ quá cao có thể làm cháy hoặc làm hỏng cấu trúc tấm ốp than tre, trong khi nhiệt độ quá thấp sẽ gây khó khăn khi uốn cong.
- Chọn khuôn chất lượng: Khuôn phải đủ chắc chắn và có hình dạng chính xác để đảm bảo thành phẩm đạt yêu cầu.
- Thao tác nhẹ nhàng: Tránh dùng lực quá mạnh khi uốn, dễ gây nứt hoặc gãy tấm.
- Làm việc an toàn: Sử dụng găng tay chịu nhiệt và đảm bảo khu vực làm việc thông thoáng.


Ứng dụng của tấm ốp than tre uốn cong trong nội thất
Tấm ốp than tre uốn cong được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế:
– Vách ngăn cong mềm mại: Tạo sự uyển chuyển và độc đáo cho không gian phòng khách, văn phòng.

– Ốp trần nghệ thuật: Thích hợp cho các công trình cần sự sáng tạo và nổi bật.

– Trang trí nội thất cao cấp: Tăng tính thẩm mỹ cho các khu vực như quầy lễ tân, nhà hàng, showroom.

Sàn gỗ Toàn Thắng – đơn vị thi công tấm than tre chuyên nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm đội ngũ thi công tấm ốp than tre uốn cong chất lượng, hãy liên hệ với Sàn gỗ Toàn Thắng. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành trang trí nội thất, chúng tôi cam kết:
- Cung cấp sản phẩm chính hãng: Đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
- Dịch vụ thi công chuyên nghiệp: Hoàn thiện sản phẩm đúng tiêu chuẩn và thẩm mỹ.
- Báo giá cạnh tranh: Mang đến giải pháp tối ưu cho mọi khách hàng.

Hãy để Sàn gỗ Toàn Thắng đồng hành cùng bạn trong việc hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế sáng tạo nhất.