Gỗ gụ là một loại vật liệu khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là một loại gỗ khá quý hiếm và có giá tương đối đắt đỏ so với các loại gỗ khác trên thị trường. Tuy nhiên, dòng gỗ này cũng rất được săn đón vì những ưu điểm riêng. Hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Giới thiệu về gỗ gụ
Gỗ gụ hay còn được biết đến với cái tên là gụ lau, gõ sương, gõ dầu. Danh pháp khoa học của loại gỗ này bao gồm 2 phần là Sindora tonkinensis. Đây là một giống cây dạng thân gỗ lớn và thuộc họ Đậu.
Loại cây này sinh trưởng mạnh mẽ ở các vùng rừng rậm nhiệt đới thường xanh, những nơi mưa nhiều hoặc có độ ẩm cao. Đặc biệt, gỗ gụ chỉ sống ở những vùng đất có độ cao dưới 600m so với mực nước biển, có tầng đất dày và thoát nước tốt.
Chiều cao trung bình của một cây gỗ gụ trưởng thành có thể đạt tới 25m hoặc hơn. Đường kính của cây thường nằm trong khoảng từ 60 – 80cm. Vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, cây sẽ ra hoa và quả chín vào khoảng tháng 7 đến tháng 9.
Hiện nay, loại gỗ này phân bố ở một số nước tại vùng Đông Nam Á như: Campuchia, Lào,… Ở Việt Nam cũng có một số lượng khá lớn loại cây này. Chúng phát triển chủ yếu ở một số tỉnh như: Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Đặc điểm của gỗ gụ
Hiện nay, gỗ gụ được xếp vào gỗ thuộc nhóm I trong bảng phân loại các nhóm gỗ Việt Nam. Do đó, loại gỗ này sẽ có những ưu điểm của loại gỗ nhóm I và cả những đặc điểm riêng biệt của nó:
- Màu gỗ: Cây gụ khi còn non hoặc mới khai thác thường sẽ có màu vàng nhạt. Còn đối với những cây già, tuổi thọ cao hoặc sau khi khai thác để một thời gian thường sẽ ngả sang màu nâu sẫm.
- Trọng lượng: Đây là loại gỗ có tỉ trọng lớn lên có trọng lượng và chất gỗ nặng. Nhiều người đánh giá là nặng hơn nhiều so với các loại gỗ nhóm I khác.
- Vân gỗ: Có dạng hình hoa với các đường nét uốn lượn độc đáo và rất hút mắt người nhìn.
- Chất gỗ: Các thớ gỗ rất đều và mịn, không bị xơ xước trong quá trình khai thác và vận chuyển. Lõi gỗ cứng và đanh nên bền, chắc, có khả năng chống chịu được mối mọt và độ chống thấm tốt.
- Mùi hương: Sẽ có một mùi hương khá đặc trưng. Đây là một hương thơm thoang thoảng và dễ chịu, độ bám mùi của loại gỗ này khá tốt nên hương thơm sẽ không mất đi trong quá trình chế tác và sử dụng.
Phân loại gỗ gụ
Hiện nay, trên thị trường tại Việt Nam, chủ yếu gồm 4 loại gỗ gụ như sau:
Gỗ gụ ta
Hay còn biết là gỗ gụ của Việt Nam. Đây là một loại gỗ rừng tự nhiên cực kỳ quý hiếm và hiện nay hầu như rất ít thấy. Loại gỗ này sinh trưởng chủ yếu ở Quảng Ninh, chất gỗ bền, đẹp và tốt nhất so với các loại còn lại.
Gỗ gụ mật
Trái ngược với gỗ gụ ta, gụ mật là loại được trồng công nghiệp với mục đích lấy gỗ. Loại cây này được trồng rất nhiều ở vùng Gia Lai và ở Campuchia. Vì được trồng công nghiệp nên chất lượng và giá thành sẽ thấp hơn gụ ta. Đặc điểm của loại gỗ này là có màu vàng khi mới khai thác và ngả nâu sẫm khi để lâu.
Gỗ gụ Lào
Đây là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào, sau đó nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam. Các đặc điểm của loại gỗ này khá tương đồng với loại gụ ta nêu trên, tuy nhiên sẽ chất lượng cũng sẽ không bằng gỗ gụ ta.
Gỗ gụ Nam Phi
Khá giống với gụ Lào, gụ Nam Phi cũng được nhập khẩu từ Nam Phi về Việt Nam. Đặc điểm nổi bật nhất của loại gỗ này đó chính là màu sắc. Gỗ gụ Nam Phi thường có màu hồng nhạt và sẽ dần chuyển thành màu nâu đỏ khi để lâu.
Gỗ gụ được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Gỗ gụ được ứng dụng nhiều nhất trong hai lĩnh vực sau đây:
Trong thờ cúng
Loại gỗ này được ứng dụng khá nhiều để sản xuất các loại bàn thờ, tủ thờ, sập thờ,… Trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm bàn thờ gỗ gụ rất phổ biến và được rất nhiều gia đình yêu thích, lựa chọn.
Trong nội thất
Tại Việt Nam, gỗ gụ cũng được ứng dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình như: sàn gỗ, giường, bàn ghế, kệ sách, tủ tivi, kệ bếp,… Trong đó nổi bật phải kể đến đó là ứng dụng sản xuất sàn gỗ.
Xem thêm: [Review] Sàn gỗ tự nhiên nào tốt nhất?
Sàn gỗ gụ được xếp vào các loại sàn gỗ tự nhiên và có nhiều tính chất khá tương tự như sàn gỗ gõ đỏ Nam Phi như: có cấu tạo 4 lớp dày đẹp, chắc chắn, bề mặt sàn gỗ được sơn bóng rất đẹp mắt. Sàn gỗ có tông vàng trầm hoặc nâu trầm mang hơi hướng cổ điển và sang trọng,…
Nếu bạn đang cần tìm một dòng sàn gỗ với những ưu điểm nổi bật kể trên, hãy liên hệ ngay với Sàn gỗ Toàn Thắng để biết thêm thông tin chi tiết.
Trên đây là toàn bộ nội dung về gỗ gụ và những ứng dụng của chúng mà Sàn gỗ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại gỗ này.