Gỗ bằng lăng – ứng dụng trong sản xuất nội thất

4.8/5 - (193 bình chọn)

Gỗ bằng lăng cũng là một trong những loại gỗ khá thân thuộc đối với người Việt Nam. Chúng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn vì những đặc tính nổi bật của nó. Do đó, hãy cùng Sàn gỗ Toàn Thắng tìm hiểu tường tận hơn về loại gỗ này trong bài viết dưới đây.

Gỗ bằng lăng luôn là một nguồn nguyên liệu chính trong nhiều lĩnh vực
Gỗ bằng lăng luôn là một nguồn nguyên liệu chính trong nhiều lĩnh vực

Giới thiệu về cây gỗ bằng lăng

Gỗ bằng lăng thường được gọi là bằng lăng nước hay bằng lăng tím. Đây là một loại thực vật thân gỗ thuộc chi bằng lăng. Cây bằng lăng có danh pháp khoa học là Lagerstroemia speciosa. 

Ngoài ra, loại cây này còn phổ biến với một số tên tiếng Anh như: Pride of India, Queen’s flower,  Queen’s Crape-myrtle, Giant Crape-myrtle. Một vài nguồn tài liệu cho rằng loại gỗ này được tìm thấy đầu tiên tại các vùng có khí hậu nhiệt đới ở Nam Á. 

Hiện nay, gỗ bằng lăng phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và một số khu vực có khí hậu nhiệt đới khác. Theo bảng phân loại các nhóm gỗ của Việt Nam do Bộ Lâm Nghiệp công bố thì loại gỗ này thuộc 2 nhóm:

  • Nhóm IA: Bằng lăng cườm (một số nơi còn gọi là bằng lăng ổi). 
  • Nhóm IIIA: Bằng lăng tím và bằng lăng nước. 
Gỗ bằng lăng hiện nay phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và một số nước khu vực Đông Nam Á
Gỗ bằng lăng hiện nay phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và một số nước khu vực Đông Nam Á 

Một số đặc tính nổi bật của gỗ bằng lăng

Gỗ bằng lăng là một loại gỗ được khai thác trực tiếp từ cây bằng lăng. Theo đó, cây bằng lăng là một giống cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Đồng thời, một cây trưởng thành thường có chiều cao từ khoảng 10 – 15m.

Thân của cây bằng lăng thường thẳng đứng và có bề mặt nhẵn nhụi, lớp vỏ thân cây có màu nâu đen khá đậm. Đây là loại cây phân nhiều nhánh và có tán cây rậm rạp. 

Một đặc tính nổi bật khác của cây gỗ bằng lăng đó chính là hoa của loại cây này. Hoa bằng lăng thường có từ 5 – 6 cánh, các cánh mỏng và có màu tím nhạt hay hồng nhạt bắt mắt. Hoa mọc thành những chùm lớn tạo thành bóng râm rất đẹp.

Hoa bằng lăng có màu tím nhạt hoặc hồng nhạt rất đặc trưng và bắt mắt
Hoa bằng lăng có màu tím nhạt hoặc hồng nhạt rất đặc trưng và bắt mắt 

Tại Việt Nam, cây bằng lăng sinh trưởng và phát triển nhiều nhất ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên như: Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai. Hay một số tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế và một số tỉnh ở miền Nam như: Đồng Nai, Bình Phước. 

Gỗ bằng lăng có bao nhiêu loại?

Trên thị trường của Việt Nam hiện nay, gỗ bằng lăng chủ yếu gồm 3 loại như sau: 

Bằng lăng cườm (hoặc bằng lăng ổi)

Đây là loại bằng lăng thuộc gỗ nhóm I nên có giá trị cao về mặt kinh tế. Loại gỗ này thường sinh trưởng ở các vùng núi sâu khó khai thác nên rất quý hiếm và có giá thành khá đắt đỏ. 

Bằng lăng cườm thường sinh trưởng trong các vùng núi sâu khó khai thác nên rất quý hiếm và khá đắt đỏ
Bằng lăng cườm thường sinh trưởng trong các vùng núi sâu khó khai thác nên rất quý hiếm và khá đắt đỏ 

Ưu điểm lớn nhất của bằng lăng cườm đó là có phần lõi gỗ màu vàng xám hoặc vàng nâu kết hợp phần giác gỗ có màu trắng rất độc đáo. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt loại gỗ này với các loại gỗ bằng lăng khác. 

Bằng lăng tím

Đúng với cái tên của mình, bộ nhận diện “thương hiệu” cho loại bằng lăng này đó chính là màu tím đặc trưng của các chùm hoa. Với màu sắc độc đáo của các chùm hoa thì bằng lăng tím hay được sử dụng để làm cây cảnh. 

Một cây bằng lăng tím trưởng thành có thể cao đến 20m. Thân cây thường vươn cao, thẳng, các cành cây có độ mềm dẻo nhất định và có tán rậm rạp cùng độ che phủ cao. Do đó, loại cây này cũng ứng dụng nhiều trong việc lấy bóng mát. 

Bộ nhận diện “thương hiệu” của bằng lăng tím đó là sắc tím nổi bật của các chùm hoa
Bộ nhận diện “thương hiệu” của bằng lăng tím đó là sắc tím nổi bật của các chùm hoa 

Bằng lăng nước 

Bằng lăng nước có những đặc tính khá tương tự như bằng lăng tím vừa giới thiệu ở phần trên. Điểm khác biệt lớn nhất của loại bằng lăng này đó là có chứa  Corosolic acid ở một hàm lượng cao. 

Theo đó, Corosolic acid  là một loại hóa chất thực vật có công dụng làm giảm mức đường trong máu. Với đặc tính này, bằng lăng nước được ứng dụng rất phổ biến trong y khoa ở Ấn Độ, Philippines và Châu Mỹ. 

Gỗ bằng lăng được ứng dụng như thế nào? 

Hiện nay, gỗ bằng lăng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy vào loại bằng lăng mà người ta sẽ ứng dụng cho phù hợp với những đặc điểm của nó.

Bằng lăng tím được ứng dụng nhiều để làm các cây bonsai hoặc cây cảnh trong công viên, khuôn viên của xí nghiệp
Bằng lăng tím được ứng dụng nhiều để làm các cây bonsai hoặc cây cảnh trong công viên, khuôn viên của xí nghiệp

Chẳng hạn, đối với bằng lăng tím với tính chất mềm dẻo của thân cây, dễ uốn nắn và có các chùm hoa đẹp thì thường được ứng dụng làm cây bonsai, cây cảnh trong các khu xí nghiệp hay công viên,…

Còn đối với bằng lăng cườm, với đặc tính của gỗ nhóm I nên thường được ứng dụng trong lĩnh vực nội thất như: bàn ghế, kệ bếp, giá sách, tủ tivi, sàn gỗ. Trong đó, sàn gỗ bằng lăng là một sản phẩm khá phổ biến hiện nay. 

Loại sàn gỗ này thuộc nhóm sàn gỗ tự nhiên và có tính chất khá tương tự như sàn gỗ pơ mu vì cùng là sàn gỗ được sản xuất từ gỗ nhóm I:

  • Khả năng chống mối mọt tốt. 
  • Chống thấm ở mức ổn. 
  • Màu sắc tương đối nhã nhặn. 

Xem thêm: Tư vấn sàn gỗ phù hợp cho 05 không gian sống

Sàn gỗ bằng lăng thường được làm từ loại bằng lăng cườm với nhiều ưu điểm của gỗ nhóm I
Sàn gỗ bằng lăng thường được làm từ loại bằng lăng cườm với nhiều ưu điểm của gỗ nhóm I 

Nếu bạn đang tìm kiếm cho không gian của mình một loại sàn gỗ như trên, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Sàn gỗ Toàn Thắng để được hỗ trợ kịp thời.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những gì về gỗ bằng lăng và những ứng dụng của cây gỗ này trong đời sống mà Sàn gỗ Toàn Thắng đã giới thiệu đến bạn. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loại gỗ đặc biệt này. 

Xem thêm các loại gỗ khác:

Gỗ SồiGỗ Óc ChóGỗ TeakCăm XeGỗ Lim
Gỗ ThôngCẩm LaiGỗ MuồngGỗ TràmGỗ Me Tây
Đàn HươngGỗ MDFGỗ Pơ MuGỗ SưaGỗ Chiu Liu
Gỗ HDFPlywoodGỗ Gõ ĐỏGỗ Cà ChítGỗ Tần Bì
Gỗ CDFHoàng ĐànGỗ Cao suGỗ Cà TeGỗ Hương
Gỗ GụThủy TùngHồng ĐàoGỗ TáuBằng Lăng
Sơn HuyếtGỗ Xá XịKiền KiềnAnh ĐàoBách Xanh
Gỗ MunGỗ TrắcNgọc AmGỗ DổiGỗ Nghiến
Trầm HươngXoan ĐàoGỗ Xà CừGỗ SaoGỗ Đinh

Tác giả Đình Huế

Avatar of Đình Huế"Tôi là CEO (Người điều hành) tại Sàn Gỗ Toàn Thắng. Với sự nỗ lực không ngừng nghĩ suốt 20 năm, hiện nay đã đưa vị trí của Doanh nghiệp lên 1 vị trí cao mới trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất. Hiện nay, Chúng tôi dần hoàn thiện mình, mang đến cho quý khách hàng những sự tin tưởng vững bền nhất"
Linkedin | Facebook Twitter Gravatar

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon