Do rất nhiều người nhầm lẫn giữa các loại cây gỗ Chiu Liu và Muồng Đen, và cũng có một số nhà buôn hay đánh đồng 2 loại gỗ này là một để dễ bán hàng và đưa giá trị cây gỗ Muồng đen lên để bán giá cao. Hôm nay, Nội thất Toàn Thắng sẽ nêu đặc điểm của từng loại và cách phân biệt Gỗ Chiu Liu và Muồng Đen để cho mọi người cùng biết.
Mục lục
Sơ lược gỗ Chiu Liu và Muồng đen
Gỗ Chiu Liu
Gỗ Chiu liu (Chiêu liêu) hay còn gọi chiêu liêu hồng, kha tử, xàng, tiếu (danh pháp khoa học: Terminalia chebula) là một loài thực vật có hoa trong họ Trâm bầu.
Loài này được Anders Jahan Retzius miêu tả khoa học đầu tiên năm 1789. Nó là loài bản địa miền nam châu Á từ Ấn Độ và Nepal kéo dài về phía đông tới miền tây nam Trung Quốc (Vân Nam), và về phía nam tới Sri Lanka, Malaysia và Việt Nam.
Hình thái
Chiêu liêu là cây gỗ nhỡ có thể cao tới gần 30m, đường kính thân cây có thể tới 1m. Vỏ thân cây màu xám tro, có nứt dạng vảy hình chữ nhật không đều> Lớp vỏ thân cây dày tới 2 cm có nhiều tầng màu đỏ và nâu nhạt xen kẽ nhau. Lá đơn mọc cách.
Phiến lá nguyên có hình trứng hoặc trứng ngược, đầu lá có mũi nhọn (nhọn gấp), đuôi lá hình nêm rộng, phiến dài trung bình 7–10 cm (2,8–3,9 in) và rộng 4,5–10 cm (1,8–3,9 in). Cuống lá dài 1–3 cm (0,39–1,18 in), đỉnh cuống lá có 2-4 tuyến nhỏ. Hệ gân lông chim có 6-10 cặp gân thứ cấp.
Mùa hoa vào tháng 5-6. Hoa nhỏ lưỡng tính, tập trung trên hoa tự. Hoa tự hình bông viên chùy mọc ở nách lá đầu cành, dài từ 5,5 – 10 cm. Hoa nhỏ màu vàng đến trắng đục, không có tràng, có 10 nhị, vòi nhụy nhô cao.
Bầu hạ, có 1 ô chứa 1 noãn. Quả hạch hình trứng dài 2–4,5 cm (0,79–1,77 in) rộng 1,2–2,5 cm (0,47–0,98 in), có 5 múi tù. Quả chín vào tháng 8-9, khi chín có màu vàng đến cam hơi nâu.
Sinh thái và phân bố
Cây có thể được tìm thấy phân bố lên tới cao độ 1.500 mét (4.900 ft) so với mực nước biển. Chiêu liêu ưa sáng, mọc nhiều ven sông suối, các khu rừng thưa lá rộng.
Cây tái sinh tốt dưới tán rừng thưa, đất ẩm. Chiêu liêu phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á, Nam Á, bao gồm Ấn , Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Trung Quốc, nó là loài bản địa tây Vân Nam và được gieo trồng tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cũng như tại Đài Loan.
Mục đích sử dụng
Quả và hạt được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam. Quả và vỏ cây còn được dùng nhiều trong nguyên liệu nhuộm vải và thuộc da. Gỗ màu nâu vàng nhạt, thớ mịn, khá nặng nhưng thường chỉ dùng trong xây dựng.
Gỗ Muồng đen
Gỗ Muồng đen hay muồng xiêm thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây nguyên sản ở vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam cây mọc hoang dại trong các rừng tự nhiên từ Quảng Ninh đến các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và phía nam như Đồng Nai. Là loài cây trung tính, thiên về ưa sáng; chịu hạn tốt.
Cây thường xanh. Vỏ gần nhẵn, cành non có khía phủ lông tơ mịn. Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 10–15 cm, cuống lá dài 2–3 cm. Lá kèm nhỏ, sớm rụng. Lá chét 7-15 đôi, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 3–7 cm rộng 1-2 đầu tròn với một mũi kim ngắn.
Cụm hoa chùy lớn ở đầu cành, nhiều hoa. Lá bắc hình trứng ngược, đầu có mũi nhọn dài. Cánh đài 5 hình tròn, dày, không bằng nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Cánh tràng màu vàng có hình trứng ngược, rộng, có móng ngắn; nhị 2 chiếc, mở ở đỉnh. Bầu phủ lông tơ mịn.
Quả hình dẹt, nhẵn, lượn són gtheo chiều dọc, với những đường nối nổi lên, dài 20–30 cm rộng 15–20 mm. Hạt 20-30, dẹt, hình bầu dục rộng, có màu nâu nhạt khi khô.
Ở Việt Nam gỗ của loài cây này là gỗ nhóm I, nhưng loài cây này lại không nằm trong nhóm thực vật quý hiếm cấm khai thác, tàng trữ, vận chuyển (Nhóm IIA), cao từ 15 đến 20 m, đường kính khoảng 30–45 cm. Gỗ có giác, lõi phân biệt, giác vàng đến trắng dày 3–7 cm, lõi nâu đậm đến đen tím hay thôi màu nếu gặp nước.
Thớ thẳng, kết cấu thô, chất gỗ cứng, nặng. Tỉ trọng 0,912. Lực kéo ngang thớ 19 kg/cm², nén dọc thớ 722/kg/cm², oằn 1.995 kg/cm², hệ số co rút 0,37. Lõi khó mục không bị mối mọt ăn nên rất chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng cao cấp, thường dùng để tiện trụ cầu thang giả cổ thay gỗ mun, lim, cẩm lai.
Cây được ưa chuộng trồng làm cây bóng mát, cây tầng cao che bóng trong các lô cà phê, nhất là trong các đồn điền thời Pháp thuộc.
Các thông số để phân biệt gỗ Chiu Liu và Muồng đen
Nội dung | Chiu Liu | Muồng đen |
Nhóm gỗ | nhóm II | Nhóm 1 |
Giá thành | 17-20tr/m3 | 5-7tr/m3 |
Phân bổ | Việt Nam, Campuchia, lào | Tây Nguyên – Việt Nam |
Màu sắc | Đen đậm | Đen ngã vàng |
Vân Gỗ | Vệt đen dọc, ít vân bông | Vân rối, Vân bông nhiều |
Ứng dụng của Gỗ Chiu Liu và Muồng đen
Ứng dụng làm sàn gỗ
Ứng dụng đóng bàn thờ
Kết Luận
Với kinh nghiệm sản xuất nội thất trên 15 năm Nội thất Toàn Thắng chúng tôi khẳng định Gỗ Chiu Liu và Gỗ Muồng đen là 2 loại gỗ khác nhau. Trên đây là toàn bộ thông tin để mọi người phân biệt 2 loại gỗ Chiu liu và muồng đen và giá trị thực tế của chúng, đặc biết không mất tiền oan trong khâu chọn vật dụng trang trí.
SÀN GỖ TOÀN THẮNG
-Showroom: 90 Đường số 13, P. Phước Bình, Q.9, TPHCM.
-Hotline: 0901.242.777
-Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương.
-Email: toanthangfloor@gmail.com