QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 2198/CNR NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 1977. BAN HÀNH BẢNG PHÂN LOẠI TẠM THỜI CÁC LOẠI GỖ SỬ DỤNG THỐNG NHẤT TRONG CẢ NƯỚC VỀ CÁC LOẠI GỖ THEO BẢNG PHÂN LOẠI NHÓM GỖ.

– Căn cứ bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 172-CP ngày 1-1-1973 của Hội đồng Chính phủ;
– Căn cứ Nghị định số 76-CP ngày 25-3-1977 của Hội đồng Chính phủ về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước;
– Căn cứ Nghị định số 10-CP ngày 26-4-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiết kiệm gỗ;
– Để tạm thời thống nhất việc phân loại gỗ sử dụng trong cả nước;
Quyết định thành lập Bảng phân loại Nhóm gỗ
Điều 1. Nay xếp các loại gỗ sử dụng ở các tỉnh phía Nam và bảng phân nhóm gỗ (8 loại) ban hành kèm theo Quyết định số 42-QĐ ngày 9/8/1960 của Tổng cục Lâm nghiệp và tổng hợp lại thành “Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước” ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Kể từ ngày 01/01/1978 việc phân loại gỗ sử dụng sẽ áp dụng thống nhất trong cả nước theo bảng phân loại ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Các ông Thủ trưởng, các Cục, Vụ, Viện có liên quan, các ông Giám đốc các Công ty Cung ứng và Chế biến lâm sản, các ông Trưởng Ty Lâm nghiệp và Giám đốc các Lâm trường có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Tiêu chuẩn căn cứ của Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam
Theo quy định ban hành các có quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Bảng phân loại nhóm gỗ hiện nay, được phân làm 8 nhóm theo cấp độ cao cấp khác nhau. Những tiêu chí phân loại nhóm gỗ như sau:

- Gỗ nhóm I: các loại gỗ nhóm này có vân đẹp, màu sắc tự nhiên, có hương thơm, độ bền, chống ẩm và mối mọt rất tốt, sự quý hiếm, giá trị kinh tế cao.
- Gỗ nhóm II: Đặc điểm nhóm này là các loại gỗ nặng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao, ngoài ra có độ cứng rất tốt.
- Gỗ nhóm III: Khối lượng gỗ nhóm III nhẹ và mềm hơn 2 nhóm trên, sức chịu lực cũng khá bền, dẻo dai
- Gỗ nhóm IV: thớ gỗ nhóm này mịn, dễ gia công và có độ bền tương đối
- Gỗ nhóm V: Xếp vào dòng gỗ tầm trung, tỷ trọng khá tốt và thường được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay.
- Gỗ nhóm VI: Gỗ nhẹ, sức chịu kém và có khả năng dễ bị mối mọt xâm nhập.
- Gỗ nhóm VII: Gỗ chịu lực kém, dễ chế biến và gia công thành phẩm
- Gỗ nhóm VIII: đây là nhóm gỗ cuối cùng trong danh sách gỗ Việt nam, gỗ nhẹ và sức chịu đựng kém, bị mối mọt xâm hại rất cao.
Bảng phân loại nhóm gỗ theo từng nhóm
(Chúng ta có thể đánh vào ô tìm kiếm để có thể tìm kiếm nhanh hơn)
1. Bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam được khai thác
Việt Nam cũng đã phân chia một số hạng mục gỗ để đưa vào danh sách cho đi xuất khẩu. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt rõ hơn về các loại gỗ xuất khẩu và có phương hướng đầu tư và phát triển đúng đắn. Theo tiêu chuẩn phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam thì các loại gỗ được sử dụng phổ biến để sản xuất hàng xuất khẩu được liệt kê cụ thể ở bảng sau:
2. Bảng phân loại nhóm gỗ mới nhất cấm khai thác
Biết được tầm giá trị và vai trò của gỗ trong đời sống sản xuất, bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam gồm nhóm riêng các loại gỗ bị cấm khai thác. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ tuyệt chủng của các dòng gỗ hiếm, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Từ đó giúp người dân khai thác gỗ để sản xuất có kế hoạch và hiệu quả hơn.
Ghi chú: Những tên Loại gỗ nào không có trong bảng phân loại nhóm gỗ tạm thời phía trên, thì các loại gỗ sử dụng này mà các địa phương phát hiện được sẽ đề xuất và gửi mẫu gỗ về Bộ để bổ sung.

Hy vọng rằng qua Bảng phân loại nhóm gỗ trên tại Việt Nam của Bộ Lâm Nghiệp mà Nội thất Toàn Thắng chia sẽ có thể giúp cho anh chị em có thêm kiến thức về các loại gỗ. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi và hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết sau nhé!
Xem thêm: Báo giá sàn gỗ tự nhiên mới nhất
NỘI THẤT TOÀN THẮNG
-Showroom: 90 Đường số 13, P. Phước Bình, Q.9, TPHCM.
-Hotline: 0901.242.777
-Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương.
-Email: toanthangfloor@gmail.com