Quy trình Nghiệm thu sàn gỗ sẽ giúp cho chủ nhà an tâm về chất lượng sàn sau khi thi công. Quá trình này không chỉ đảm bảo về tính kỹ thuật, công năng sử dụng mà còn đánh giá được tính thẩm mỹ của sàn gỗ có đạt chuẩn và làm hài lòng khách hàng hay không.
Mục lục
Quy trình các bước nghiệm thu sàn gỗ chuẩn nhất
Quy trình nghiệm thu sàn gỗ yêu cầu phải trải qua nhiều công đoạn mới đủ cơ sở để kết luận chất lượng sàn có được đảm bảo hay không. Sau đây là quy trình nghiệm thu hoàn công mà Sàn gỗ Toàn Thắng hay áp dụng thực hiện:
1. Kiểm tra độ phẳng của sàn
Đầu tiên, người nghiệm thu sẽ quan sát tổng thể bề mặt sàn gỗ từ đầu đến cuối để đánh giá sàn có bằng phẳng hay không. Nếu phát hiện sàn bị lồi lõm hoặc có phát sinh lỗi thì cần kiểm tra chi tiết, xác định nguyên nhân và khắc phục ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thôi thì chỉ có thể nhận thấy được những lỗi lớn với dấu hiệu rõ ràng. Do đó, tiếp theo người nghiệm thu cần sử dụng thước đo chuyên dụng để đo độ phẳng lại một lần nữa.
2. Kiểm tra bề mặt sàn
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, yếu tố quan trọng trong rất nhiều công trình nội thất thì không thể bỏ qua khâu kiểm tra bề mặt. Hãy kiểm tra các thanh ván sàn có đều màu hay không đối với sàn gỗ tự nhiên, nếu có thì phải thay thế ngay. Trong quá trình thi công phải lựa màu sàn gỗ có độ đồng màu cao và sau đó mới lát.
Bên cạnh đó, trong quá trình di chuyển, lắp đặt sàn gỗ có thể gây nên những vết xước trên bề mặt sàn, làm giảm đi tính thẩm mỹ của tổng thể. Do đó, hãy quan sát kỹ lưỡng các thanh ván nhằm đảm bảo bề mặt sàn được đẹp hoàn thiện trước khi bàn giao cho chủ nhà.
3. Kiểm tra khe hở
Trong thi công sàn gỗ, khe hở xung quanh chân tường là yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sàn trong quá trình sử dụng. Vì đặc tính của sàn gỗ là giãn nở dưới sự thay đổi của thời tiết.
Thông thường, khoảng trống tiêu chuẩn sẽ là 12-15mm. Nếu khoảng trống nhỏ hơn con số này thì sẽ dễ gây ra tình trạng sàn bị cong vênh vào mùa nắng nóng. Còn nếu con số này quá lớn thì sẽ dễ xảy ra tình trạng hở hèm, chạy hèm.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách sửa sàn gỗ bị cong vênh
3. Kiểm tra phần phào nẹp
Tiêu chí để đánh giá phần phào nẹp đó chính là thẳng, điểm đầu nối giữa các phần không bị cong vênh. Bên cạnh đó, hãy chú ý tới chiều dài các đoạn phào nẹp có đạt mức từ 1.5 đến 2m hay không. Đây là độ dài tiêu chuẩn để đảm bảo cho sàn được khít và đẹp hơn.
Kế đến, hãy nghiệm thu phần tiếp giáp giữa ván sàn và mặt bằng giữa phào nẹp sao cho không được hở hoặc cong vênh. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do thiếu hụt trong quá trình lát sàn hoặc phần nẹp bị cong.
Đồng thời cũng cần đảm bảo rằng các mối đóng đinh trên phào được thực hiện một cách cẩn thận, tinh tế, tránh để lộ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sàn.
Xem thêm: phụ kiện cần thiết khi lắp đặt sàn gỗ
4. Kiểm tra tính ổn định bề mặt
Đối với sàn gỗ công nghiệp có độ dày mỏng, Người nghiệm thu sàn gỗ cần đi lại trên toàn bộ bề mặt sàn để kiểm tra xem có gây tiếng kêu hoặc mặt sàn có bị co ép hay không. Nếu có thì phải nhanh chóng tiến hành tháo gỡ, kiểm tra và khắc phục lỗi ngay lập tức.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách sửa sàn gỗ bị kêu
5. Kiểm tra khu vực liên quan có thể ảnh hưởng chất lượng sàn
Ngoài việc nghiệm thu sàn gỗ ra thì bạn cũng cần phải kiểm tra những khu vực xung quanh, đối với sàn công nghiệp thì càng cần lưu ý hơn. Hãy đảm bảo những khu vực tiếp giáp với cửa sổ, cửa nhà tắm, ban công… không bị tác động bởi ánh sáng hoặc độ ẩm, nước gây ảnh hưởng chất lượng sàn.
6. Lập biên bản nghiệm thu sàn gỗ và bàn giao
Cuối cùng, sau khi hoàn tất nghiệm thu sàn gỗ, bạn cần lập biên bản nghiệm thu sản phẩm và bàn giao cho chủ nhà. Cần lập 2 biên bản giống nhau và bao gồm đủ những thông tin chính xác như:
- Chủng loại, xuất xứ, thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Số lượng
- Đặc tính của sản phẩm
- Giấy bảo hành đi kèm với thời gian bảo hành cụ thể
- Các lỗi cụ thể phát sinh
- Cam kết về vấn đề bảo hành, sửa chữa
- Chữ ký xác nhận của các bên
- Thời gian lập biên bản
Sau khi hoàn tất, mỗi bên sẽ giữ một biên bản để làm cơ sở cho quá trình bảo hành, bảo dưỡng về sau.
Lý do không được bỏ qua bước nghiệm thu sàn gỗ?
Khi thi công bất cứ công trình nào, nghiệm thu là bước quan trọng không được bỏ qua. Mục đích của việc này là nhằm đánh giá tổng thể công trình và đảm bảo hạn chế quá trình sửa chữa sàn gỗ phát sinh trong quá trình sử dụng.
Nếu bỏ qua nghiệm thu hoặc nghiệm thu một cách qua loa, chủ nhà sẽ mất đi quyền lợi của mình trong trường hợp có lỗi phát sinh thì sẽ không được hỗ trợ giải quyết theo như thỏa thuận ban đầu.
Chính vì thế, để đảm bảo sàn gỗ có chất lượng tốt, đảm bảo công năng sử dụng và thẩm mỹ lâu dài thì không nên bỏ qua quá trình nghiệm thu này.
Đơn vị lắp đặt sàn gỗ đúng chuẩn kỹ thuật, có bảo hành
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp đặt sàn gỗ cho nhiều khách hàng lớn nhỏ tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận, Sàn gỗ Toàn Thắng luôn nhận được đánh giá cao nhờ chất lượng sàn tốt đi đôi với thi công chuyên nghiệp, đạt chuẩn và luôn nghiệm thu sàn gỗ kỹ lưỡng trước khi bàn giao.
Do đó, nếu đang có nhu cầu tư vấn về lắp đặt sàn gỗ, gọi ngay số hotline 0901.242.777 – 0926.242.777 để được đội ngũ nhân viên của Sàn gỗ Toàn Thắng tư vấn phương án tốt nhất.