Thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng là phương pháp hiệu quả để tăng diện tích sử dụng trong không gian nhà ở, đồng thời mang lại độ bền và tính thẩm mỹ cao. Bài viết này Sàn gỗ Toàn Thắng sẽ hướng dẫn thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng chi tiết, đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ cho công trình của bạn.
Chuẩn bị trước khi thi công gác lửng
– Chuẩn bị dụng cụ thi công cần thiết
- Thước đo và máy laser đo độ cân bằng
- Máy cắt tay hoặc máy cưa bàn trượt
- Ốc vít tương ứng với xà gồ sắt hay gỗ
- Đồ bảo hộ: găng tay, kính mắt bảo hộ
- Máy hàn và các vật tư phụ liên quan.
– Chuẩn bị tấm nhựa lót sàn chịu lực phù hợp
Tấm sàn nhựa chịu lực có độ dày từ 22-23mm, có khả năng chịu tải trọng cao và thích hợp với điều kiện thi công trên khung xương. Nếu khung xương có khoảng cách lớn, nên chọn loại sàn nhựa dày để đảm bảo độ chắc chắn.
Kiểm tra hệ thống khung xương đã có sẵn
- Đối với khung xương sắt: Kiểm tra độ chắc chắn, không bị gỉ sét và có độ dày đủ để nâng đỡ trọng lượng của sàn và đồ nội thất.
- Đối với khung xương gỗ: Đảm bảo xà gồ không bị mối mọt, mục nát và đủ chắc chắn để chịu tải trọng sàn nhựa.
- Xử lý bề mặt khung xương sao cho bằng phẳng, không có lồi lõm lớn để tránh việc sàn bị cong vênh trong quá trình sử dụng.
- Yêu cầu khoảng cách giữa 2 thanh xà gỗ khuyến nghị 35cm – 40cm là hợp lý.
Các bước thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng chi tiết
Bước 1: Lắp đặt hệ thống khung xương (nếu công trình mới)
- Đặt hệ thống khung xương (xà gồ sắt hoặc gỗ) trên gác lửng theo đúng khoảng cách 35-40cm. Đảm bảo khung xương được bắt chặt vào nền để tránh dịch chuyển.
- Đo độ bằng phẳng của khung xương, điều chỉnh nếu cần thiết để bề mặt sàn sẽ không bị lồi lõm sau khi thi công.
Bước 2: Đo đạc và cắt tấm sàn nhựa chịu lực
- Đo diện tích gác lửng để tính toán số lượng tấm sàn cần thiết. Khi đo đạc, đảm bảo kích thước tấm sàn phù hợp với khoảng cách giữa các xà gồ của khung xương.
- Cắt tấm sàn nhựa theo kích thước đã đo bằng dao cắt hoặc máy cắt, sao cho mép cắt thẳng và đều.
Bước 4: Lắp đặt sàn nhựa chịu lực trên khung xương
Đối với tấm sàn đầu tiên: Dùng keo chuyên dụng bôi đều dưới tấm nhựa và dán trực tiếp lên bề mặt khung xương. Sử dụng con lăn để ép chặt tấm sàn, đảm bảo độ kết dính tốt.
Đối với tấm sàn tiếp theo: Sử dụng hèm khóa để kết nối các tấm nhựa lại với nhau, tạo liên kết chắc chắn giữa các tấm. Đảm bảo các khớp nối khít và không có khe hở. Sau đó dùng vít để cố định tấm sàn chịu lực xuống khung xương bên dưới.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt sàn sau khi lắp đặt. Các tấm sàn phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng.
- Nếu có khe hở hoặc mối nối không khít, sử dụng keo chuyên dụng để trám lại và tránh nước hoặc bụi lọt vào.
- Dọn dẹp khu vực thi công để sàn sạch sẽ, sẵn sàng cho quá trình sử dụng.
Lưu ý khi thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng
- Đảm bảo sự chắc chắn của hệ thống khung xương: Đối với các công trình trên gác lửng, việc đảm bảo độ chắc chắn của xà gồ sắt hoặc gỗ là rất quan trọng để tránh tình trạng sàn bị lún hay biến dạng.
- Chọn keo phù hợp: Nếu sử dụng keo, hãy chọn loại keo chịu lực, có độ bám dính cao để tránh tình trạng bong tróc.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công: Sàn gác lửng thường cao nên cần sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ và cẩn thận khi di chuyển trên sàn.
- Kiểm tra đều đặn: Để duy trì độ bền và độ an toàn cho sàn gác lửng, nên kiểm tra định kỳ và thay thế nếu phát hiện có vấn đề.
Công trình thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng tại TPHCM
Sau đây là những hình ảnh thực tế mà chúng tôi đã thi công gác lửng bằng tấm ván sàn nhựa chịu lực:
Kết luận
Thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng các bước thi công không quá phức tạp, nhưng cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo độ bền và an toàn. Hy vọng với những hướng dẫn của chuyên gia Sàn gỗ Toàn Thắng trên, bạn sẽ tự tin hơn khi thi công sàn nhựa chịu lực cho gác lửng, giúp không gian nhà thêm phần thẩm mỹ.
Nếu quý khách hàng có thắc mắc gì về vấn đề thi công cần tư vấn có thể liên hệ qua Hotline của Sàn gỗ Toàn Thắng: 0901.242.777 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.