Công nghệ Sơn UV là dây chuyền sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ (bằng súng phun sơn hoặc cọ quét) sẽ khô (hay còn gọi là đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím).
Trong khi đó các hệ sơn khác như PU, sơn men để cho lớp sơn khô cần phải pha 1 lượng nhất định chất cứng (là chất làm cho sơn khô rắn lại) vào dung dịch sơn trước khi sơn. Do quá trình đóng rắn UV không có sự tham gia của nhiệt độ.
1. Đặc tính nào vượt trội của công nghệ sơn UV
- Hệ sơn này có nhiều tính năng ưu việt và nổi trội hơn những loại sơn khác trong đó nổi bật nhất vẫn là sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao. Đặc biệt nhất đó là khả năng trống chầy xước. Vì thế, sơn UV được ứng dụng nhiều nhất vẫn là trên sản phẩm ván sàn gỗ. Ngoài ra Sơn UV phần lớn không có dung môi, vì vậy hàm lượng chất hữu cơ bay hơi gần như bằng không nên rất thân thiện với môi trường.
- Các thành phần hóa học của sơn UV không thể đóng rắn được, do đó rất dễ thấm qua da trong quá trình sơn cũng như sử dụng. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn khi sơn, mang khẩu trang trong lúc làm việc. Nếu bị dính sơn vào da thịt phải rửa ngay bằng xà phòng trong vòng 60 phút. Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và các vùng da nhạy cảm.
- Hệ thống phun sơn tiết kiệm thời gian, nhân công so với việc phun sơn thủ công truyền thống.
- Sơn khô nhanh do hệ thống đèn sấy UV tự động, tiến độ công việc không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể đóng gói ngay tại cuối chuyền.
- Hệ thống máy được lập trình điều khiển tự động có thể theo dõi hệ thống từ xa, giúp phát hiện sự cố kịp thời, dễ kiểm soát trong quá trình vận hành.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: tự động hóa có khả năng giảm các sai sót mà con người có thể gặp phải. Ngoài ra các sản phẩm được sản xuất sẽ có chất lượng đồng đều hơn.
- Giảm chi phí vận hành: việc áp dụng máy móc tự động hóa giúp giảm thiểu số nhân công cần thiết trong quá trình sản xuất dẫn đến việc giảm được các chi phí liên quan đến con người
2. Công thức sơn UV được áp dụng hiện nay.
Trong một công thức sơn UV về cơ bản bao gồm : Oligomer + Monomer + Photoinitiator + phụ gia.
Trong đó: Oligomer là thành phần chính của công thức, nó chiếm từ 55-60% trên tổng công thức,
Hiện tại công ty Mega chúng tôi cung cấp các dòng nhựa Oligomer của ETERNAL như Epoxy Acrylate, Urethane Acrylate, Polyester Acrylate.
Với mỗi dòng nhựa oligomer khác nhau dựa trên cấu trúc của nhựa cho chúng ta những ưu điểm khác nhau như:
– Nhựa gốc Epoxy Acrylate là dòng sản phẩm sử dụng nhiều nhất ở thị trường châu á, có độ bóng cao, độ cứng, bám dính tốt.
– Nhựa gốc Polyester Acrylate: dòng tầm trung, ưu điểm độ dẻo dai, bám dính, độ bóng vượt trội
– Urethane Acrylate: dòng sản phẩm cao cấp có thể làm được nhiều tính năng mà dòng epoxy acrylate và Polyester Actylate không đáp ứng được
Về Monomer thì tính năng cơ bản nhất của là chất pha loãng và tăng cường khả năng bám dính của màng sơn. Trong đó dựa vào số nhóm chức trong thành phần cấu tạo chúng tôi chia thành các dòng sản phẩm như Monomer 1 nhóm chức (monofunctional), Monomer 2 nhóm chức (difunctional), Monomer 3 nhóm chức (difunctional), Monomer nhiều nhóm chức (multi-functional), Monomer mùi thấp
Photoinitiator: chất cảm quang, là chất xúc tác cho màng sơn đóng rắn dưới tác động của tia UV (tia tử ngoại)
Phụ gia: các loại phụ gia chuyên dùng trong ngành sơn.
Tham khảo thêm: Quy trình sản xuất ván sàn tự nhiên tại nhà máy
2. Quy trình dây chuyền sơn UV
Kỹ thuật sơn UV rất đơn giản, thợ sơn gặp rất ít lỗi sơn khi sơn hơn PU và sơn men rất nhiều. Hệ sơn này thường được bán sẵn ngoài các tiệm chuyên bán sơn cho đồ gỗ nội thất. Bạn chỉ cần nói họ mua hệ sơn gỗ UV là họ sẽ tự động cung cấp cho bạn. Sau khi có sơn rồi, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Đây là bước xử lý bề mặt gỗ, bạn dùng giấy nhám để chà nhám bề mặt gỗ thật láng. Tăng độ giấy nhám lên tầm 380 là đạt.
- Bước 2: Xử lý khuyết tật gỗ, thường gặp nhiều ở gỗ tự nhiên, ta có thể dùng dung dịch lấp tim gỗ (có bán tại cửa hàng sơn) để che đi các khuyết tật này.
- Bước 3: Sơn lót bề mặt, đây là bước sơn đầu nhằm mục đích tạo bề mặt láng cũng như tăng độ bám dính lớp sơn UV trên bề mặt gỗ.
- Bước 4: Phủ sơn UV lên bề mặt gỗ. Tùy loại gỗ ta phủ 1 lần hay nhiều lần, nếu phủ nhiều lần ta cần xả nhám lần trước đó bằng nhám 240.
- Bước 5: Làm khô sơn bằng máy sấy UV ở trên. Lưu ý rửa sạch các máy móc thiết bị sấy trước khi sấy để tránh tình trạng lớp sơn tồn lâu ngày dính trong máy tan ra thấm vào lớp sơn mới gây hỏng cả quá trình sơn.
Tham khảo thêm: Dịch vụ sơn sửa lại sàn gỗ tự nhiên bị hư hỏng
3. Toàn Thắng – Nơi cung cấp sàn gỗ tự nhiên với công nghệ sơn UV hiện đại
Nội thất Toàn Thắng với uy tín, kinh nghiệm thi công sàn gỗ tự nhiên tại TPHCM, Chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những giá trị cao nhất từ sản phẩm sàn gỗ được sơn UV và những hạng mục nội thất khác.
Khách hàng cần tư vấn báo giá sàn gỗ tự nhiên, ốp gỗ ngoài trời, sàn gỗ ngoài trời, nội thất phòng ngủ, nội thất phòng khách, nội thất phòng bếp, hay sàn gỗ kỹ thuật, vui lòng liên hệ chúng tôi:
- Đội ngủ tư vấn kinh nghiệm, Tay nghề thợ trên 10 năm trong lĩnh vực trang trí nội thất.
- Công ty rõ ràng, chế độ bảo hành tốt. Ngoài sàn gỗ Chúng tôi còn thi công cả các hạng mục nội thất trọn gói.
- Nhà xưởng rộng, máy móc hiện đại tại Tân Uyên – Bình Dương.
- Địa điểm tọa lạc trung tâm TPHCM, thuận tiện lắp ráp bảo hành khi khách hàng cần gấp.
- Giá thành cực kỳ hợp lý, chính sách hổ trợ vận chuyển linh hoạt cho từng đơn hàng.
SÀN GỖ TOÀN THẮNG
-Showroom: 90 Đường số 13, P. Phước Bình, Q.9, TPHCM.
-Hotline: 0901.242.777
-Nhà máy: Tân Uyên, Bình Dương.
-Email: toanthangfloor@gmail.com